UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 16/2004/CT-UB |
Bến Tre, ngày 23 tháng 11 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ VÀ THỦ TRƯỞNG CÁC NGÀNH TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN.
Thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong tỉnh tập trung lãnh chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh; trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị trong việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo mang tính bức xúc, gay gắt, kéo dài đã được xem xét giải quyết, làm giảm đáng kể việc đi khiếu nại đông người vượt cấp lên Trung ương.
Tuy nhiên, tình hình khiếu kiện của công dân vẫn còn nhiều yếu tố chưa ổn định, nhất là trong thời gian gần đây, tình trạng công dân tập trung đông người kéo đi khiếu kiện lên tỉnh vẫn còn xảy ra. Nhìều địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chưa tập trung cao trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, có nơi buông lỏng trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo không đến nơi đến chốn, dẫn đến hiệu quả giải quyết không cao; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính ở nhiều địa phương chưa nghiêm, các vụ việc khiếu nại đã có ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định thời gian giải quyết, nhưng chưa được quan tâm giải quyết, báo cáo kịp thời.
Thực hiện Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1) Tổ chức quán triệt, thi hành và thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo của công dân. Phải xác định công tác giải quyết khiếu nại tố cáo là nhiệm vụ chính trị cấp bách, thường xuyên và lâu dài. Đề cao trách nhiệm và nhiệm vụ trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Phải xem kết quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở từng ngành, địa phương là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý của Thủ trưởng ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn.
2) Thường xuyên kiểm tra nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngành và phạm vi quản lý của địa phương mình để chỉ đạo kiểm tra xem xét giải quyết đúng pháp luật, đúng thẩm quyền. Đặc biệt là những vụ việc khiếu nại phức tạp, giải toả đền bù, tranh chấp đất đai phát sinh khiếu nại đông người phải chỉ đạo tập trung kiểm tra, tổ chức tiếp xúc làm rõ nguyên nhân phát sinh, nội dung yêu cầu để tập trung xem xét giải quyết ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng, gây phức tạp, làm ảnh hưởng không tốt về tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
3) Đối với những việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của các cấp, sau khi kiểm tra, xác minh và trước khi ra quyết định giải quyết hoặc văn bản trả lời đều phải được Thủ trưởng, Chủ tịch UBND tổ chức đối thoại, hoà giải. Đặc biệt phải lưu ý chỉ đạo làm tốt công tác hoà giải tại cơ sở, xã, phường, thị trấn.
4) Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn phải thường xuyên duy trì chế độ tiếp dân theo định kỳ, đồng thời phải chỉ đạo củng cố, nâng cao năng lực, đạo đức đối với lực lượng cán bộ tiếp công dân thường xuyên, để tổ chức tiếp xúc, giải thích và hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại đúng quy định của pháp luật.
5) Đối với những vụ khiếu nại vượt cấp, đã có ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thuộc thẩm quyền của các ngành hoặc địa phương, phải chỉ đạo kiểm tra, giải quyết nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật và báo cáo kết quả giải quyết đúng thời gian quy định. Các quyết định giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã đã có hiệu lực thi hành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phải tổ chức thi hành nghiêm túc. Nếu có vấn đề gì chưa rõ, còn vướng mắc hoặc phát hiện có tình tiết gì khác thì phải báo cáo rõ và đề xuất hướng giải quyết cụ thể, để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết.
6) Giao Chánh Thanh tra tỉnh:
- Kết hợp với Phòng tiếp dân của Văn phòng UBND tỉnh có kế hoạch thường xuyên kiểm tra trách nhiệm ở một số địa phương huyện, thị, xã, phường, thị trấn thực hiện việc tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo tinh thần nội dung Chỉ thị này. Qua đó có trách nhiệm góp ý, kiến nghị chấn chỉnh những mặt thiếu sót, yếu kém trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện Thủ trưởng ngành, Chủ tịch UBND địa phương, cá nhân cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, gây ảnh hưởng dư luận không tốt hoặc không chấp hành ý kiến chỉ đạo giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thì báo cáo kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý kiên quyết.
- Hàng tháng tổng hợp tình hình khiếu nại tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo về Văn phòng Chính phủ và Tổng Thanh tra Nhà nước.
- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo từ năm 1998 đến nay để báo cáo về Thanh tra Chính phủ.
Thủ trưởng các ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đúng tinh thần chỉ thị này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.