ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CT-UBND |
Đắk Nông, ngày 23 tháng 11 năm 2018 |
Trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu môi trường được xác định là một trong những yếu tố quan trọng để xem xét, đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp từng bước được đầu tư xây dựng và hoàn thiện về cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường được tăng cường và phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm được đẩy mạnh nhất là các khu vực có điểm "nóng" về môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp có ý thức chấp hành các quy định pháp luật về môi trường, quan tâm đầu tư cho xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các cấp, các ngành, UBND cấp huyện đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo phân cấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế yếu kém chưa đảm bảo theo quy định về môi trường như: vẫn tồn tại nhiều cơ sở phát sinh tiếng ồn, mùi hôi, khói, bụi và các chất thải ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Việc quản lý các chất thải rắn, nước thải, khí thải chưa tốt; điểm nóng về môi trường vẫn còn xảy ra do hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập.
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết (sau đây gọi chung là công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường), đảm bảo việc thẩm định đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, đúng quy định pháp luật, nhanh chóng, chính xác; thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016 - 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:
a) Tiếp tục phổ biến, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ nội dung Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể công chức, viên chức, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho công chức làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
b) Đẩy mạnh việc tham mưu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường địa phương, xây dựng và duy trì vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu về công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước và sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để có cơ sở theo dõi, quản lý một cách hệ thống công tác này.
Thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin liên quan đến bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên trang thông tin điện tử của Sở. Hướng tới nâng cấp việc áp dụng thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường mức độ 3,4.
c) Nâng cao chất lượng Hội đồng thẩm định
Thành viên Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt là Hội đồng thẩm định) phải đảm bảo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP); Điều 19 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT).
Các hoạt động của Hội đồng thẩm định tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .
d) Nâng cao chất lượng thẩm định về năng lực của đơn vị tham gia tư vấn môi trường; Chủ đầu tư (trong trường hợp chủ đầu tư tự xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường).
Đơn vị thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đảm bảo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 12 Nghị định 18/2015/NĐ-CP .
đ) Tham mưu UBND tỉnh không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường; dự án thuộc loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, phát thải hóa chất, các chất độc hại khó phân hủy với chi phí xử lý cao; các dự án có liên quan đến chuyển mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn.
e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường nêu tại Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các chủ đầu tư các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Các dự án đầu tư mới phải xây dựng và được kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; khuyến khích các dự án có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn loại A đối với những dự án gần khu dân cư hoặc có nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý là đầu nguồn nước.
Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
Phối hợp trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư; lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng.
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiến nghị UBND tỉnh không chấp thuận chủ trương đầu tư đối với những dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng không có giải pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả. Đối với dự án chưa phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển ngành, vùng lĩnh vực và sản phẩm; kế hoạch sử dụng đất, nếu phù hợp với các điều kiện xây dựng chuyên ngành và không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cục bộ quy hoạch để các dự án triển khai thực hiện theo quy định. Đối với các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì không được triển khai đầu tư xây dựng.
b) Hàng năm, rà soát, tổng hợp danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã được cấp chủ trương đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, rà soát, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải.
Phát động phong trào sản xuất sạch hơn, sử dụng công nghệ phát sinh chất thải thấp nhất, sử dụng nhiên liệu sạch.
Nâng cao chất lượng của Hội đồng thẩm định công nghệ cho các dự án đầu tư, loại bỏ công nghệ, thiết bị lạc hậu đối với các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Chuyển giao công nghệ.
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Cơ quan quản lý cụm công nghiệp
Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Cụ thể:
- Đối với Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh thực hiện đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Đối với Cơ quan quản lý Cụm công nghiệp tỉnh thực hiện đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tài nguyên nước, xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
b) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý hoạt động tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản để không gây ô nhiễm môi trường;
c) Tăng cường nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất cấm khác không được sử dụng trong chăn nuôi; phát hiện kịp thời xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, mức xử phạt hành vi vi phạm bảo vệ môi trường,... Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành ghi và phản ánh các hình ảnh, hành vi vi phạm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh như: vứt rác bừa bãi, những nơi để tồn đọng rác kéo dài, xả nước thải không qua xử lý ra môi trường...
a) Nâng cao chất lượng chuyên môn trong việc thẩm định, đăng ký xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định và kiểm tra thực hiện sau khi cấp Giấy xác nhận.
b) Thường xuyên đôn đốc các dự án lập các thủ tục pháp lý về môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án tránh để trường hợp phát sinh dự án đã đi vào hoạt động khi chưa có thủ tục môi trường.
c) Định kỳ hàng năm, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường danh sách thông tin và kết quả xử lý về các dự án đã được xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, các sự cố môi trường, phản ánh của tổ chức cá nhân về ô nhiễm môi trường, giải quyết đơn thư khiếu nại...
10. Chủ dự án và tổ chức tư vấn
Khi thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phải tuân thủ theo các nội dung sau:
a) Cấu trúc, nội dung, yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường tuân thủ theo các quy định hiện hành.
b) Việc tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường tuân thủ khoản 5 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP .
c) Việc lấy mẫu quan trắc, phân tích môi trường được chủ dự án chụp ảnh lại quá trình lấy mẫu, phân tích. Ảnh chụp lấy mẫu phân tích, họp tham vấn cộng đồng phải được đính kèm với báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan thường trực kiểm chứng.
d) Các hạng mục, công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường được xây dựng đồng bộ và hoàn thành trước khi đi vào vận hành; mọi thay đổi nội dung, kế hoạch về bảo vệ môi trường phải có báo cáo giải trình đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận và chỉ thực hiện khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
11. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành; Công an tỉnh; UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan
a) Cử thành viên tham gia Hội đồng thẩm định là cán bộ chuyên môn có năng lực, am hiểu về môi trường trong lĩnh vực dự án được mời tham dự; chuyển tài liệu đến thành viên dự kiến tham gia để nghiên cứu trước. Với các dự án phức tạp, có tác động môi trường lớn, có thể đề nghị cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định họp thảo luận trước khi tiến hành họp chính thức.
b) Thành viên Hội đồng thẩm định đại diện cho các Sở, Ban, ngành; UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện quyền hạn theo Điều 21 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .
- Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ nêu trên; ngành nào, địa phương nào không thực hiện hoặc thực hiện không hết trách nhiệm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo các trường hợp vụ việc nghiêm trọng, nhạy cảm và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này được đưa vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.