UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 21 tháng 4 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, TÌM KIẾM CỨU NẠN VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 2006
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 63/2002/QĐ- TTg ngày 20/5/2002 về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và Chỉ thị số 13/2006/CT-TTg ngày 31/3/2006 về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2006; và của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị số 686/CT-BNN-TL ngày 24/3/2006 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2006.
Để chủ động phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai với phương châm “chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa lũ năm 2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị :
1- Các Sở ngành và huyện, thị xã tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả lụt, bão năm 2005; xác định những việc đã làm và chưa làm được, để có cơ sở xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai năm 2006; đảm bảo thống nhất, đồng bộ và có hệ thống từ tỉnh xuống huyện, xã, nhất là các vùng trọng điểm, xung yếu nhằm đối phó kịp thời với các tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra.
2- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các ngành, các cấp. Rà soát hoàn thiện kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế và đặc điểm của từng ngành, từng địa phương; tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
- Củng cố các mạng thông tin liên lạc, hệ thống dự báo, cảnh báo nhằm đảm bảo thông tin thông suốt đến tận người dân để biết, kịp thời và chủ động phòng tránh lụt bão.
- Thực hiện nghiêm chế độ trực ban, báo cáo kịp thời trong mùa mưa lũ, bão năm 2006.
3- Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phượng tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Các sở ngành, địa phương phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng ứng cứu, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng chống, đối phó với các tình huống bất lợi khi có lũ, bão, thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
4- Tăng cường kiểm tra các công trình thủy lợi như hồ, đập, cản dâng nước... trước, trong và sau mùa mưa lũ để kịp thời phát hiện các sự cố và sửa chữa ngay, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ năm 2006.
- Rà soát bổ sung để hoàn thiện quy trình vận hành, điều tiết các hồ chứa và tổ chức vận hành công trình theo đúng quy trình đã đề ra nhằm đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ. Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường, các trạm thủy nông chủ trì và phối hợp Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bến Cát, Tân Uyên lập và tổ chức phương án phòng chống lụt bão cụ thể cho từng hồ chứa do đơn vị quản lý.
- Các công trình xây dựng cơ bản đang thi công nhất là các công trình giao thông, thủy lợi cần có kế hoạch, phương án thi công đảm bảo việc thi công công trình được an toàn và không gây ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ.
5- Đối với vùng trũng thấp ven các sông : Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé, đặc biệt là các khu vực chưa có đê bao, bờ vùng, bờ thửa ... các khu vực xung yếu phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sự cố và có biện pháp sửa chữa ngay; không được chủ quan để xảy ra sơ suất, bể bờ gây thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
Giao Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã rà soát các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ, sạt lở bờ sông suối, vùng ven sông suối ở hạ lưu các khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị từ đó xây dựng phương án di dời phòng tránh thích hợp.
Đối với các vùng thường xảy ra hiện tượng gió lốc xoáy, sét đánh trong mùa mưa (đây là hiện tượng thời tiết nguy hiểm và không dự báo trước được) nên cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng tránh như: tắt các thiết bị sử dụng điện; không ra ngoài khi có mưa dông, sấm chớp; không trú mưa dưới gốc cây cao, vật kiến trúc không chắc chắn; chằng chống, gia cố nhà cửa đảm bảo vững chắc; chặt mé những cây cao có khả năng gãy đổ trong mùa mưa lũ…
6- Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành trong tỉnh ngoài việc làm tốt công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn mình phụ trách, còn phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai theo sự điều động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.
Tổ chức kiểm tra, rà soát và xác định cụ thể số lượng, chủng loại, phương tiện vật tư phòng chống lụt bão, các trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hiện có trên địa bàn. Trên cơ sở đó có kế hoạch bảo quản, bổ sung đảm bảo đủ cơ sở cần thiết theo quy định và huy động kịp thời khi có thiên tai.
7- Các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác thu quỹ phòng chống lụt bão và trích nộp về Kho bạc Nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 394/UBND-SX ngày 23/01/2006 về việc trích nộp quỹ phòng chống lụt bão về Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định.
Chủ động sử dụng ngân sách địa phương, quỹ phòng chống lụt bão và các nguồn kinh phí khác theo quy định tại Luật Ngân sách để phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống nhân dân, đồng thời phải quan tâm hỗ trợ kiên quyết không để người dân nào ở vùng bị thiên tai bị đói.
8- Các cơ quan thông tin đại chúng, các huyện, thị xã; xã, phường và thị trấn cần tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức và biện pháp về phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai; chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý phòng chống lụt bão và các biện pháp phòng tránh thiên tai để người dân chủ động phòng tránh cho chính bản thân, gia đình và tham gia cùng cộng đồng trong việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.
9- Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các Sở, Ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này, đồng thời có báo cáo kịp thời theo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng và đột xuất khi có vấn đề phát sinh về Văn phòng thường trực Ban chi huy Phòng chống lụt bão tỉnh theo địa chỉ: Chi cục Thủy lợi Bình Dương, số 89 đường Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một.
Điện thoại: 829389, Fax: 829955.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh biết chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.