UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2002/CT-UB |
Bến Tre, ngày 09 tháng 7 năm 2002 |
“VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG. ”
Trong nhiều năm qua, các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng với nguồn vốn rất lớn, các dự án đầu tư và xây dựng (dưới đây viết tắt là dự án) hoàn thành đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả tốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thành quả đạt được trên cho thấy có sự cố gắng nỗ lực rất cao và sự trưởng thành về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các cấp các ngành, các Ban Quản lý dự án, các lực lượng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công.
Nhìn chung về mặt chất lượng các dự án đã có nhiều tiến bộ, ngày càng có những công trình đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc thì công tác quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án đầu tư và xây dựng trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Một số dự án và công trình còn để xảy ra những sai sót từ khâu chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế hoặc do thi công. Nguyên nhân do các đơn vị tư vấn, thi công chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình từ khâu chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế đến các khâu: giám sát, thi công, thanh tra, kiểm tra v.v… Các Ban quản lý dự án (QLDA) - là đại diện của chủ đầu tư cũng chưa thực sự làm hết trách nhiệm của mình, còn thiếu chủ động trong việc xử lý các vụ việc vi phạm hoặc sai sót về chất lượng, dẫn đến gây dư luận không tốt trong xã hội.
Trong thời gian tới, nguồn vốn các dự án đầu tư và xây dựng sẽ còn tăng hơn nữa, do đó vấn đề tăng cường quản lý và bảo đảm chất lượng các dự án càng phải được coi trọng. Để khắc phục tình trạng nêu trên và nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong tỉnh, UBND tỉnh chỉ thị cho các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn các Ban QLDA, các đơn vị tư vấn và các doanh nghiệp tham gia các dự án đầu tư và xây dựng trong tỉnh thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
2. Ngoài ra, yêu cầu thực hiện tốt các nội dung cụ thể sau:
2.1- Công tác chuẩn bị đầu tư:
- Khi cho phép chuẩn bị đầu tư dự án, phải rà soát đối chiếu cho phù hợp với quy hoạch ngành, và quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh.
- Công tác chuẩn bị đầu tư phải chủ động đi trước một bước và đảm bảo các trình tự, thủ tục cần thiết.
- Công tác xác định giá trị tổng mức đầu tư yêu cầu phải được sát hợp, bố trí đủ kinh phí cho phương án để không phải điều chỉnh ở bước sau.
- Nâng cao trách nhiệm của tư vấn lập dự án, tư vấn thẩm định dự án và thẩm duyệt dự án. Việc này Thủ trưởng ngành phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.
2.2- Công tác khảo sát thiết kế:
- Tư vấn lập thiết kế - dự toán phải tuân thủ nghiêm túc Quyết định đầu tư của dự án.
- Tư vấn khảo sát thiết kế phải chú trọng công tác khảo sát địa chất và địa chất thuỷ văn công trình, đặc biệt ở những vị trí nền đất yếu, nền đất có tính chất cơ lý phức tạp.
- Khi thiết kế phải lưu ý thiết kế biện pháp thi công phải phù hợp với điều kiện thực tế, lưu ý đến khả năng và phạm vi cung cấp vật liệu của địa phương nơi xây dựng dự án, từ đó lựa chọn kết cấu, chủng loại vật liệu phù hợp và xây dựng giá thành hợp lý, tiết kiệm để khắc phục tình trạng khá phổ biến hiện nay khi mà địa phương không có nguồn vật liệu tại chỗ đảm bảo tiêu chuẩn nhưng vẫn thiết kế dẫn đến phải điều chỉnh thay đổi vật liệu ở giai đoạn thi công.
- Tổ chức tư vấn thiết kế phải thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát tác giả được quy định tại Điều 18-QĐ 17/BXD của Bộ Xây dựng về quy định quản lý chất lượng công trình, tuân thủ thực hiện theo thiết kế được duyệt.
- Hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán chủ đầu tư phải thực hiện công tác nghiệm thu theo quy định trước và trình các ngành liên quan thẩm định phê duyệt.
- Nếu dự án và thiết kế được duyệt có những yêu cầu đặc biệt về vật liệu cần thuyết minh xác định rõ trong hồ sơ thiết kế - DT hồ sơ mời thầu để nhà thầu tính toán đầy đủ các yếu tố khi lập hồ sơ dự thầu và khi tổ chức thi công.
- Khi lập, in ấn bản vẽ thiết kế công trình phải đảm bảo được tính lưu trữ hồ sơ về sau theo quy định.
- Các cơ quan đơn vị lập, thẩm định và thẩm duyệt phải nắm vững và tuân thủ các văn bản pháp quy liên quan đến quá trình thiết kế dự án.
- Cần quan tâm về mỹ thuật, hình thức kiến trúc của công trình cũng như vấn đề cảnh quan, môi trường xung quanh nơi dự án được xây dựng.
2.3 - Trách nhiệm của Chủ dự án (Ban QLDA):
- Chủ dự án là cơ quan thay mặt cho chủ đầu tư, chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư và trước pháp luật về quản lý và đảm bảo chất lượng dự án do mình phụ trách.
- Khi xét thầu hoặc giao thầu dự án (hoặc gói thầu), chủ dự án phải căn cứ năng lực của từng nhà thầu, bao gồm năng lực về tài chính, về công nghệ thiết bị, về kinh nghiệm thực hiệc các dự án đã thi công để tham mưu quyết định nhằm đảm bảo yếu tố chất lượng cho công trình, cụ thể:
+ Đối với công trình nhóm A, B nhà thầu phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm tham gia xây dựng chuyên ngành hoặc tương tự mới được xét thầu.
+ Đối với công trình nhóm C, điều kiện trên tối thiểu là 2 năm.
- Trong hợp đồng kinh tế xây lắp (là công cụ chính để quản lý dự án), ngoài các điều kiện về thời hạn, giá trị hợp đồng và tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ dự án còn phải quy định rõ mức độ thưởng, phạt cụ thể khi hợp đồng chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo hoặc có các vi phạm khác của hợp đồng. Chủ dự án cũng cần tổ chức bước thẩm định hợp đồng trước khi tiến hành ký kết chính thức.
- Khi lập tiêu chuẩn để đánh giá xét chọn nhà thầu, chủ dự án (BQLDA) có thể đưa vào các chỉ tiêu có ưu tiên cho các nhà thầu có kế hoạch đăng ký công trình chất lượng cao ngay từ khâu nộp hồ sơ dự thầu.
- Cần tăng cường công tác kiểm tra công việc của tư vấn giám sát, thường xuyên bám sát hiện trường, nắm bắt và tháo gở kịp thời các vấn đề nảy sinh liên quan đến chất lượng, tiến độ và giá thành. Chủ dự án cần tránh cách làm hoặc phó thác mọi vấn đề chất lượng cho tư vấn giám sát hoặc can thiệp quá sâu, hạn chế quyền hạn của tư vấn giám sát, dẫn đến cản trở tiến trình thực hiện dự án.
- Khi xảy ra các sai sót hoặc sự cố về chất lượng, chủ dự án phải nhanh chóng tổ chức xác minh, kiểm tra để đề ra giải pháp xử lý phù hợp, đồng thời phải kịp thời báo cáo lên chủ đầu tư.
- Các chủ dự án phải có quy chế duy tu, bảo dưỡng, bảo quản công trình trước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng nhằm mục tiêu chống giảm cấp chất lượng công trình XD, giảm bớt chi phí sửa chữa, cải tạo các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng. Các ngành các cấp cần cân đối vốn để duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp cho tất cả các công trình XD thuộc phạm vi mình quản lý.
2.4- Trách nhiệm của tư vấn giám sát:
- Các tổ chức tư vấn được chủ dự án thuê, thay mặt cho chủ dự án giám sát chất lượng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ dự án và trước pháp luật về chất lượng thi công công trình được cam kết trong hợp đồng.
- Các cá nhân là tư vấn giám sát khi thực hiện giám sát chất lượng công trình phải có năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ phù hợp.
- Công tác giám sát thi công trong quá trình xây lắp công trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hệ thống để ngăn ngừa các sai phạm kỹ thuật, đảm bảo việc nghiệm thu khối lượng, chất lượng các hạng mục xây lắp của nhà thầu thi công theo đúng thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy định về an toàn lao động và phù hợp điều kiện hợp đồng.
- Về chất lượng vật liệu xây dựng, tư vấn giám sát có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc tiến hành thí nghiệm và khi cần thiết phải trực tiếp lấy mẫu để phục vụ công tác làm thí nghiệm.
2.5- Trách nhiệm của tổ chức thi công:
- Nhà thầu chịu trách nhiệm chính về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động của dự án theo hợp đồng đã ký kết.
- Khi lập thiết kế bản vẽ thi công, phải đảm bảo phù hợp về kỹ thuật, công nghệ được quy định trong hồ sơ thầu và tuân thủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt.
- Phải có đủ trang thiết bị thí nghiệm hợp chuẩn (được cấp có thẩm quyền công nhận) tại hiện trường, tổ chức tốt bộ phận chuyên trách đảm bảo duy trì hoạt động kiểm tra nội bộ để tự đảm bảo chất lượng từng hạng mục, từng giai đoạn thi công trong quá trình thực hiện dự án.
- Yêu cầu đối với công tác tự kiểm tra chất lượng: phải chấp hành đúng yêu cầu thiết kế được duyệt và các cam kết trong hợp đồng. Phải báo cáo đầy đủ quy trình, phương án tự kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng với chủ đầu tư để chủ đầu tư kiểm tra và giám sát thực hiện.
- Các cấp có thẩm quyền có quyền yêu cầu dừng thi công khi nhà thầu không tổ chức đủ và đúng chủng loại các máy móc, thiết bị thi công và nhân lực cần thiết theo quy định của hồ sơ thầu hoặc khi các vật liệu, cấu kiện sản phẩm đưa vào công trình không đúng tiêu chuẩn của thiết kế, dẫn đến không áp dụng được yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình.
- Phải thực hiện đầy đủ việc sửa chữa các hư hỏng (nếu có) trong thời gian bảo hành công trình theo quy định. Hết thời hạn bảo hành nếu xảy ra các hư hỏng, sau khi kiểm tra nếu xác định được nguyên nhân do thi công không đảm bảo chất lượng, nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm.
- Những thay đổi về vật liệu, chi tiết kết cấu, khối lượng phát sinh… nhà thầu phải đề xuất sớm để đảm bảo tiến độ thi công.
3- Công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp quản lý:
- Các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất đối với các dự án do mình quản lý nhằm đảm bảo chất lượng công trình, kịp thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, loại trừ các hành vi vi phạm chất lượng công trình xây dựng.
- Tuỳ tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư, các cấp quản lý có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng dự án.
- Các đơn vị, cơ quan liên quan tuỳ theo chức năng quản lý của mình có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo đúng các nội dung quy định trên đây.
- Khi dự án không đảm bảo chất lượng hoặc để xảy ra sự cố về chất lượng, tuỳ theo nguyên nhân cụ thể, trên cơ sở quy định tại Điều 23-QĐ 17/BXD ngày 02/8/2000 của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng công trình, UBND tỉnh sẽ quy rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý trực tiếp đối với các cấp quản lý (các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, các Ban QLDA) và các đơn vị thực hiện dự án (các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu). Trường hợp nghiêm trọng, sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Mức độ xử lý vi phạm chất lượng về chất lượng công trình được thực hiện theo Điều 68 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn, các Ban QLDA thực hiện nghiêm túc các nội dung trên đây và triển khai tới các đơn vị, cơ quan liên quan. Giao cho Ban chỉ đạo điều hành các dự án đầu tư và xây dựng tỉnh kiểm tra công tác thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh đối với các đơn vị, cơ quan liên quan khi thực hiện dự án (có tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đối với các đơn vị, cơ quan liên quan khi thực hiện dự án, có tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quí về tình hình chất lượng các công trình trong giai đoạn thực hiện)./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.