BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1193/CT-TCHQ |
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2017 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017
Năm 2016, tình hình kinh tế xã hội có những biến động không thuận lợi cho công tác thu ngân sách. Dự toán được xây dựng trên cơ sở dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,7% nhưng thực tế chỉ đạt 6,21%, giá dầu thô dự kiến để xây dựng dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế bình quân cả năm chỉ đạt khoảng 41 USD/thùng; các Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm sâu thuế nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao, số thu chiếm tỷ trọng lớn; môi trường tại các tỉnh miền Trung cũng tác động tiêu cực đến số thu của ngành hải quan,... Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở tất cả các đơn vị trong ngành, thu ngân sách nhà nước năm 2016 của ngành hải quan đạt 100,8% dự toán.
Năm 2017, Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách ngành Hải quan theo quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29/11/2016 của Bộ Tài chính là 285.000 tỷ đồng (tăng 5,6% so với dự toán năm 2016); giao chỉ tiêu phấn đấu là 290.000 tỷ đồng (tăng 7,4% so với dự toán 2016) trong bối cảnh tình hình thế giới năm 2017 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; thuế suất thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng cắt giảm mạnh.
Căn cứ Thông tư 326/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN năm 2017, công văn số 668/BTC-NSNN ngày 16/01/2017 về tổ chức điều hành NSNN quý I/2017; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm các nhiệm vụ dưới đây:
1. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017 và Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 trong đó:
1.1. Tập trung thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính như: tăng cường phối hợp thu với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhóm công tác Hải quan - Doanh nghiệp và Tổ tư vấn Hải quan - Doanh nghiệp; định kỳ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp: chủ động gặp gỡ và kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục Hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế...
1.2. Triển khai cơ chế hải quan một cửa quốc gia và cơ chế hải quan một cửa Asean với mục tiêu: Xây dựng cổng thông tin hải quan một cửa quốc gia sẵn sàng cho việc kết nối và cung cấp các dịch vụ công mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính của Bộ, ngành có liên quan; thực hiện kết nối trao đổi thông tin trong cơ chế một cửa Asean và các khu vực khác phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
1.3. Thường xuyên cập nhật, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho cán bộ công chức hải quan và cộng đồng doanh nghiệp về các chính sách mới, như: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015; Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thông tư 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh,…
2. Tăng cường công tác quản lý hàng hóa tại các cảng biển, sân bay, cửa khẩu, kho bãi,... đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa từ khâu đầu đến khâu cuối trên cơ sở xây dựng hệ thống CNTT tổng thể, tích hợp chức năng của các hệ thống CNTT hiện tại vào một hệ thống thống nhất, xử lý thông tin theo mô hình tập trung cấp Tổng cục; triển khai các chức năng quản lý, giám sát việc truy cập hệ thống đối với tất cả đối tượng tham gia; cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, kết nối hệ thống với các cơ quan kinh doanh cảng, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế,...để xử lý thông tin về hàng hóa, phương tiện vận tải qua đường hàng không, đường biển, đường bộ.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phân luồng, quyết định kiểm tra, từng bước kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các tiêu chuẩn, kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành quy định. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra về trị giá, mã số, C/O,... đối với những mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch nhập khẩu lớn, tần suất nhập khẩu nhiều.
4. Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; duy trì kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo, nâng cao tập huấn năng lực thực thi nhiệm vụ cho cán bộ công chức và người lao động; chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp; Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, có thái độ, hành vi gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp; thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp của ngành năm 2017 với mục tiêu: Kỷ cương - Sáng tạo - Trách nhiệm xây dựng Hải quan Việt Nam phát triển. Các đơn vị, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng nếu để xảy ra tình trạng bỏ lọt trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gây thất thu NSNN.
5. Thực hiện nghiêm các quy định về chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức viên chức và người lao động trong toàn ngành hải quan.
1.1. Theo dõi sát tình hình thu NSNN; hàng tháng/quý tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thu NSNN, kịp thời đề xuất các giải pháp tăng thu NSNN.
1.2. Thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo để phục vụ công tác kiểm tra, tham vấn, xác định giá chống gian lận thương mại gây thất thu thuế; Chỉ đạo công tác kiểm tra sau thông quan, công tác tham vấn giá tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông qua Hệ thống GTT02 kịp thời phát hiện những sai sót về công tác tham vấn, kiểm tra sau thông quan để chấn chỉnh, tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra; Tổng hợp đánh giá và kiến nghị sửa đổi Nghị định 08/NĐ-CP ngày 21/1/2015 và Thông tư 38/TT-BC ngày 25/3/2015 khắc phục những tồn tại, sơ hở trong công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá.
1.3. Rà soát việc thực hiện các thông báo kết quả phân loại, kết quả xác định trước mã số, kiểm tra rà soát trên hệ thống thông tin phân loại để chỉ đạo, từng bước xử lý thống nhất một mặt hàng áp dụng một mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Rà soát, phân loại thống nhất đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt; Xây dựng và ban hành Thông tư Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2017 để áp dụng từ 01/1/2018.
1.4. Rà soát công tác miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của Pháp luật thuế. Phát hiện sai sót, vi phạm kịp thời chấn chỉnh xử lý; Phát hiện sơ hở, bất cập để kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách.
1.5. Tập trung rà soát, tổng hợp, phân tích tình hình nợ thuế của các đơn vị; Giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế tới từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố (tháng 3/2017); Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị và đưa ra các giải pháp phù hợp báo các Lãnh đạo các cấp đảm bảo nợ thuế không tăng so với năm 2016.
2.1. Hoàn thiện cơ chế để quản lý loại hình nhập nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu; Xây dựng cách thức kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp và chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kế toán, kiểm toán cho công chức hải quan; Sớm xây dựng phần mềm hỗ trợ theo dõi, quản lý doanh nghiệp để hỗ trợ công tác quản lý hải quan trong lĩnh vực quản lý hàng nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu.
2.2. Rà soát những bất cập, vướng mắc trong quản lý hàng tạm nhập - tái xuất và kiến nghị cấp có thẩm quyền không cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập - tái xuất đối với các mặt hàng có nguy cơ thẩm lậu tiêu thụ nội địa như rượu, thuốc lá,...; trường hợp cấp phép thì phải có điều kiện ràng buộc để kiểm soát chặt chẽ hơn.
2.3. Rà soát, đánh giá các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan liên quan đến xuất xứ hàng hóa (C/O) để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế; Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về quy trình cấp C/O của các quốc gia trên thế giới để phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan hải quan.
3.1. Đẩy mạnh việc thực hiện phân tích rủi ro đối với hàng hóa nhập khẩu trước khi đến cảng để phát hiện, lựa chọn đưa vào soi chiếu các lô hàng có rủi ro cao;
3.2. Tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra việc phân luồng, chuyển luồng và thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan tại các Chi cục Hải quan; tham mưu, kiến nghị chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức nhiều lần cố ý vi phạm về quy trình, quy định về QLRR và kiểm tra hải quan.
4. Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ):
4.1. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động kiểm tra sau thông quan đảm bảo hiệu quả, tránh tiêu cực. Theo đó, rà soát tổng thể các văn bản quy định về KTSTQ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp bao gồm cả các quy định về theo dõi, đánh giá doanh nghiệp ưu tiên.
4.2. Tăng cường công tác KTSTQ, tập trung kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tập đoàn lớn; các lĩnh vực, mặt hàng, nhóm hàng có rủi ro cao. Chỉ đạo, đẩy mạnh công tác KTSTQ tại cơ quan Hải quan đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro cao, có dấu hiệu nghi ngờ về mã số, trị giá, C/O, phấn đấu đạt số thu thực tế qua công tác kiểm tra sau thông quan cao hơn so với số thực thu năm 2016.
4.3. Hàng tháng trước ngày 12 gửi kết quả từ công tác KTSTQ về Cục Thuế XNK để tổng hợp.
5.1. Tổ chức thực hiện đầy đủ Kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được phê duyệt. Thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan.
5.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu. chống gian lận thương mại không để tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành của các đơn vị.
5.3. Hàng tháng trước ngày 12 gửi kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra về Cục Thuế XNK để tổng hợp.
6. Cục Điều tra chống buôn lậu:
6.1. Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong chỉ đạo đấu tranh chống buôn lậu; làm tốt vai trò cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
6.2. Tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình tại các địa bàn, xác định các địa bàn trọng điểm trên cả 3 tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không,..; xác định các mặt hàng trọng tâm, như các mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, hàng tiêu dùng..., kịp thời cảnh báo phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại; chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn. Đấu tranh bắt giữ, xử lý vi phạm hiệu quả, chú trọng các lĩnh vực, nhóm hàng trọng tâm trọng điểm, dễ bị lợi dụng để vi phạm như chính sách ưu đãi đầu tư, hàng kho ngoại quan, hàng quá cảnh,...
6.3. Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển,... để trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát, đấu tranh bắt giữ và xử lý đạt hiệu quả.
6.4. Hàng tháng trước ngày 12 gửi kết quả từ công tác chống buôn lậu về Cục Thuế XNK để tổng hợp.
7. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
7.1. Tăng cường rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN phù hợp với tình hình, địa bàn quản lý thực tế của đơn vị; Chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế đến thu NSNN tại đơn vị mình; Giao dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2017 tới từng chi cục phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phấn đấu được giao.
(Chỉ tiêu phấn đấu chi tiết từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố - đính kèm)
7.2. Thực hiện báo cáo các nội dung đánh giá thu NSNN năm 2017 theo công văn số 804/TCHQ-TXNK ngày 14/2/2017 của Tổng cục Hải quan đúng hạn, đúng mẫu theo yêu cầu.
7.3. Chủ động tuyên truyền, phổ biến, triển khai có hiệu quả Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế số 106/2016/QH13 và văn bản hướng dẫn thi hành.
7.4. Chủ động rà soát các mặt hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên tại đơn vị; xác định những mặt hàng, doanh nghiệp trọng tâm trọng điểm; xác định các dấu hiệu nghi vấn khai sai số lượng, trị giá, xuất xứ, thuế suất, model, chủng loại, công suất,.., để tổ chức thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN.
Bố trí, phân công các cán bộ công chức đã được đào tạo về trị giá, phân loại, xuất xứ hàng hóa có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ gian lận thương mại cao để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra; Tổ chức các lớp đào tạo thực tế, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác giá tại đơn vị về kỹ năng đánh giá nghi vấn, bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế; Xây dựng cẩm nang hướng dẫn về kiểm tra, xác định trị giá, cập nhật hệ thống; Kịp thời báo cáo, đề xuất sửa đổi các mức giá không phù hợp và các mặt hàng mới phát sinh vào Danh mục quản lý rủi ro về trị giá; Cập nhật kịp thời, đầy đủ thông tin hàng hóa và mức giá xác định vào Hệ thống cơ sở dữ liệu giá GTT02; Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá những rủi ro về công tác kiểm tra, xác định trị giá trong toàn đơn vị, kịp thời phát hiện các sai sót để chấn chỉnh và xử lý đối với cán bộ, công chức, Lãnh đạo và bộ phận có liên quan thực hiện không đúng quy định.
Kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan, rà soát, phân loại thống nhất đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra, cập nhật và khai thác các chức năng của Hệ thống MHS và các Hệ thống thông tin dữ liệu liên quan; tránh tình trạng một mặt hàng giống hệt xác định nhiều mã số khác nhau. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các thông báo phân loại, thông báo xác định của Tổng cục Hải quan đúng quy định; Rà soát việc áp dụng các Biểu thuế ưu đãi (MFN), điều kiện áp dụng các Biểu thuế FTA, hàng hóa thuộc chương 98 Biểu thuế; hàng hóa thực hiện theo Điều 7,8 Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015.
7.5. Rà soát công tác miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế đảm bảo đúng đối tượng theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phát hiện sai sót, vi phạm kịp thời chấn chỉnh xử lý; Phát hiện sơ hở, bất cập để kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách.
Hàng tháng báo cáo số liệu miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế (chi tiết theo sắc thuế) trước ngày 12 hàng tháng về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế XNK).
7.6. Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế tại đơn vị; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết theo từng doanh nghiệp, tờ khai, tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp, nguyên nhân chưa thu hồi được nợ, đưa ra biện pháp xử lý theo đúng quy định.
Quyết liệt xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật, giảm nợ đọng thuế, định kỳ công khai các doanh nghiệp nợ thuế; không để phát sinh nợ mới, không để nợ tại thời điểm 31/12/2017 cao hơn thời điểm 31/12/2016.
7.7. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại và quản lý rủi ro.
7.8. Kịp thời báo cáo về Tổng cục Hải quan các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xem xét, xử lý.
Chỉ thị này được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức hải quan, Cục trưởng cục Hải quan tỉnh, thành phố, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THU NSNN NĂM 2017
(Ban hành theo Chỉ thị số 1193/TCT-TCHQ ngày 28/02/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
ĐVT: tỷ đồng
TT |
Cục Hải quan |
Chỉ tiêu phấn đấu |
|
Tổng |
290,000 |
1 |
TP.Hồ Chí Minh |
109,000 |
2 |
Hải Phòng |
59,000 |
3 |
Vũng Tàu |
17,450 |
4 |
Hà Nội |
20,800 |
5 |
Quảng Ninh |
6,000 |
6 |
Đồng Nai |
15,900 |
7 |
Bình Dương |
11,400 |
8 |
Bắc Ninh |
7,900 |
9 |
Quảng Ngãi |
650 |
10 |
Đà Nẵng |
3,000 |
11 |
Khánh Hòa |
5,100 |
12 |
Thanh Hóa |
4,200 |
13 |
Hà Nam Ninh |
3,500 |
14 |
Lạng Sơn |
5,500 |
15 |
Quảng Nam |
6,420 |
16 |
Lào Cai |
1,260 |
17 |
Hà Tĩnh |
2,030 |
18 |
Long An |
2,300 |
19 |
Bình Định |
505 |
20 |
Quảng Trị |
280 |
21 |
Cần Thơ |
3,260 |
22 |
Nghệ An |
1,200 |
23 |
Cao Bằng |
125 |
24 |
Huế |
410 |
25 |
Hà Giang |
290 |
26 |
Tây Ninh |
800 |
27 |
Daklak |
410 |
28 |
Đồng Tháp |
100 |
29 |
Quảng Bình |
120 |
30 |
Gia lai-Kon tum |
300 |
31 |
Điện Biên |
70 |
32 |
Bình Phước |
360 |
33 |
An Giang |
120 |
34 |
Cà Mau |
125 |
35 |
Kiên Giang |
115 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.