BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/1998/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 1998 |
VỀ VIỆC KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thời gian qua, công tác quản lý cầu đường bộ tuy đã được quan tâm nhưng việc thực hiện còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất ; nhất là công tác kiểm tra, kiểm định, thu thập số liệu về hiện trạng cầu đường.
Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành "Chế độ quản lý sửa chữa đường ô tô " theo quyết định số 1077/QĐ ngày 15-9-1962 và nhiều văn bản khác qui định công tác kiểm tra kiểm định cầu đường. Tuy nhiên nhiều đơn vị quản lý cầu đường chưa coi trọng vấn đề kiểm tra, kiểm định, thu thập số liệu để đánh giá thực trạng tình hình cầu đường. Từ các thông tin không đầy đủ , không chính xác, thiếu khoa học ,... dẫn đến việc qui định năng lực thông qua của cầu đường bị hạn chế hoặc quá sức chịu tải gây nguy hiểm cho công trình và phương tiện vận tải qua lại. Đặc biệt là hệ thống cầu đường hiện nay đang còn trong tình trạng yếu, nhiều công trình cầu đường được xây dựng từ lâu, bị hư hỏng do thiên nhiên, do xe quá tải ... nhưng do việc kiểm tra kiểm định không được thực hiện theo chế độ qui định nên đã xẩy ra tình trạng cầu bị sập, cống bị trôi, đường sói lở... đơn vị mới biết.
Để đảm bảo việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình cầu đường bộ có hiệu quả, Bộ yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định hiện hành về chế độ quản lý sửa chữa đường ô tô và thực hiện các công tác sau đây:
1. Kiểm tra kiểm định cầu : Về nguyên tắc tất cả các cầu đang khai thác đều xếp vào danh mục kiểm tra. Công tác kiểm tra kỹ thuật cầu bao gồm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nhằm xác định công tác quản lý, đánh giá xem xét và phát hiện những sự cố xẩy ra sau một thời gian dài khai thác ( kiểm tra định kỳ từ 6 tháng 1 năm tuỳ theo kết cấu, thời gian đã sử dụng và các yếu tố khác tác động).
Trong quá trình thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ cần phát hiện các bộ phận công trình bị hư hỏng trong quá trình khai thác hoặc sau các tác động khác ảnh hưởng đến công trình ... Tuỳ tình hình cụ thể có thể kiểm tra đột xuất để lập kế hoạch kiểm định.
Trên cơ sở kế hoạch được giao, các đơn vị quản lý đường bộ tiến hành hợp đồng với các cơ quan, đơn vị được cấp phép hành nghề kiểm định. Trước khi kiểm định phải lập đề cương trên cơ sở công trình cụ thể và thực hiện các qui định của "Qui định kiểm định cầu trên đường ô tô -22 TCN 247-98 do Bộ ban hành kèm theo quyết định số 632QĐ/KHKT ngày 30-3-1998".
2. Kiểm tra kiểm định nền mặt đường, bến phà và các công trình phụ trợ khác thuộc cơ sở hạ tầng đường bộ.
Hiện nay, công tác quản lý nền mặt đường, bến phà và các công trình phụ trợ khác nhiều đơn vị làm chưa tốt. Bộ yêu cầu Cục ĐBVN, các sở GTVT (GTCC) đôn đốc các khu QLĐB, các Công ty, các Đoạn quản lý đường bộ phải xây dựng, củng cố và hoàn chỉnh tài liệu gốc về quản lý, thường xuyên bổ sung để tài liệu phản ánh đúng với thực tế đang quản lý sử dụng.
Các đơn vị quản lý đường bộ, ngoài việc phải thường xuyên chăm sóc duy tu sử chữa đường, phải thực hiện đầy đủ các công việc quản lý, trong đó có công tác kiểm tra, kiểm định nền mặt đường, cống, bến phà .. . (gọi chung là kiểm tra, kiểm định đường bộ). Tất cả cống trên đường, các công trình phụ trợ khác như kè chắn, hệ thống an toàn giao thông, bến phà, cầu phao, nền mặt đường đều phải đươc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất và kiểm định khi cần thiết bằng phương pháp thủ công, từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại tuỳ theo khả năng kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay.
Các kết quả kiểm tra đều phải lập báo cáo theo quy định. Những công trình cần thiết kiểm định phải lập kế hoạch và triển khai thực hiện khi có kế hoạch được giao.
Bộ GTVT giao trách nhiệm cho Cục ĐBVN, Sở GTVT (GTCC) chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ công tác kiển tra kiểm định, thời gian tiến hành và các chế độ báo cáo định kỳ.
Ngoài ra Bộ lưu ý các đơn vị có quản lý cầu lớn phải thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, sửa chữa hệ thống báo hiệu bao gồm cả báo hiệu thông thuyền. Những cầu vượt các sông lớn phải có biện pháp phòng chống và trôi nếu bề rộng nhịp thông thuyền không thoả mãn cho các phương tiện vận tải thuỷ qua lại dưới cầu.
Bộ yêu cầu Cục ĐBVN, Sở GTVT (GTCC) chỉ đạo chặt chẽ các đơn vị quản lý trực tiếp cầu đường bộ thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này của Bộ. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc yêu cầu báo cáo phản ánh để Bộ xem xét giải quyết.
Nơi nhận : |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.