ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND |
Hòa Bình, ngày 12 tháng 06 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Trong thời gian qua, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THTHPL) trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động theo dõi THTHPL là công tác mới, có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ và rõ ràng; việc bố trí biên chế, kinh phí ở một số cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác này chưa tương xứng nên hiệu quả của công tác theo dõi THTHPL còn nhiều hạn chế.
Để tháo gỡ những vướng mắc nêu trên, đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi THTHPL (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP), nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh
a) Tổ chức theo dõi THTHPL trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành; phối hợp với Sở Tư pháp trong việc theo dõi THTHPL đối với các vấn đề, lĩnh vực có liên quan; gắn công tác theo dõi THTHPL với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi THTHPL hằng năm của cơ quan, đơn vị.
b) Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ theo dõi THTHPL.
c) Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về THTHPL trong ngành, lĩnh vực quản lý do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp; cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến đánh giá, sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật của ngành, lĩnh vực gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác theo dõi THTHPL trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
b) Hằng năm, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch theo dõi THTHPL trên địa bàn tỉnh, lựa chọn một số lĩnh vực có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành, đang được dư luận xã hội quan tâm, để phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, địa phương trong việc thực hiện công tác theo dõi THTHPL; Tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý thông tin về THTHPL do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh cung cấp; Đánh giá sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo kết quả công tác theo dõi THTHPL định kỳ và hằng năm của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
d) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác theo dõi THTHPL trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác theo dõi THTHPL theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi THTHPL hằng năm trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Tư pháp để tổng hợp).
b) Chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác theo dõi THTHPL trong phạm vi quản lý của địa phương.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc triển khai thực hiện công tác theo dõi THTHPL theo nội dung tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp trên tại địa phương; bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi THTHPL trên địa bàn quản lý.
d) Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về THTHPL trong phạm vi địa phương quản lý do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn quản lý cung cấp; thường xuyên cung cấp thông tin và định kỳ báo cáo đánh giá, sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi Sở Tư pháp.
đ) Bảo đảm về kinh phí và các điều kiện khác cho việc thực hiện công tác theo dõi THTHPL tại địa phương theo quy định hiện hành.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác theo dõi THTHPL trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 tháng, hằng năm cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo về kết quả điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp THTHPL chung của địa phương.
6. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, đoàn thể và nhân dân tham gia vào các hoạt động theo dõi THTHPL trên địa bàn; kịp thời thông tin, phản ánh đến các cơ quan chức năng về nhũng việc đã làm được, chưa làm được của các cơ quan chức năng; góp phần đưa công tác theo dõi THTHPL đi vào nền nếp và nâng cao ý thức, trách nhiệm thực thi pháp luật của các tổ chức và cá nhân.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.
Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả thực hiện;
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.