ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND |
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2017 |
Trong những tháng đầu năm 2017, các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của HĐND Thành phố, Chương trình hành động của UBND Thành phố về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Kinh tế 6 tháng đầu năm duy trì phát triển, tăng trưởng GRDP ước đạt 7,37%; trong đó: dịch vụ tăng 7,42%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,55%; nông nghiệp tăng 2,25%. Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 7,2%. Cân đối ngân sách được đảm bảo, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 50,1% dự toán, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn đăng ký ngoài ngân sách nhà nước ước đạt 190.922 tỷ đồng, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 117.282 tỷ đồng, tăng 9,9%.
Bên cạnh kết quả đạt được, dù tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ xã hội tăng khá, nhưng mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm gần đây; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản tuy có tăng so với năm trước nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra; vốn đăng ký ngoài ngân sách nhà nước tăng cao nhưng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện tăng thấp so với kế hoạch cả năm. Để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2017 từ 8,5-9,0%, 6 tháng cuối năm phải tăng trên 9,5% - đây là nhiệm vụ rất khó khăn. Ngày 02/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 của cả nước là khoảng 6,7%. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của Thành phố và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả nước, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị:
1. Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Quán triệt nghiêm túc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2017 đã được HĐND Thành phố thông qua là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; nỗ lực và quyết tâm tối đa thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
b) Triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2017 và của từng khu vực và một số ngành quan trọng của nền kinh tế như sau:
- Giá trị gia tăng nông nghiệp tăng 3,5-4,0%.
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 9,55-10,0%. Cụ thể là công nghiệp tăng 7,8-8,2%; xây dựng tăng 14,0-14,5%.
- Giá trị gia tăng dịch vụ tăng 8,25-8,80%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5%.
- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện tăng 11-12%.
c) Căn cứ nhiệm vụ mục tiêu tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cho từng phân ngành, lĩnh vực cụ thể, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng chung của toàn ngành, lĩnh vực.
d) Triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra; đồng thời tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát thường xuyên tiến độ triển khai thực hiện các giải pháp; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về kết quả triển khai thực hiện.
a) Tiếp tục chủ động, hành động quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Chương trình số 43/CTr-UBND ngày 24/02/2017 của UBND Thành phố về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; các Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 19-2017/NQ-CP và số 35/NQ-CP của Chính phủ; trước ngày 20/8/2017, báo cáo UBND Thành phố đánh giá chi tiết sự chuyển biến của ngành, lĩnh vực và của địa phương.
b) Triển khai khẩn trương, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại văn bản số 2622/UBND-KT ngày 29/5/2017 của UBND Thành phố về một số giải pháp trọng tâm thực hiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2017.
c) Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 2367/UBND-KH&ĐT ngày 16/5/2017 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017.
3. Về một số giải pháp cụ thể cần thực hiện nhanh để thúc đẩy tăng trưởng năm 2017:
a) Sở Công Thương:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn, giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm. Tích cực trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương, tổ chức thực hiện tốt các chương trình xúc tiến thương mại, giải pháp kích cầu tiêu dùng, giải phóng hàng tồn kho để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng thương mại dịch vụ, chỉ tiêu xuất khẩu.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển thương hiệu; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm vốn vay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, kiến thức về thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thương hiệu và tiếp cận công nghệ mới, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đẩy nhanh tiến độ và tăng cường thu hút kêu gọi đầu tư, phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố, trọng tâm là hai dự án trung tâm logistics theo quy hoạch tại huyện Sóc Sơn, huyện Phú Xuyên, các dự án trung tâm tiếp vận, cảng cạn ICD... nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các ngành công nghiệp, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ điện tử, chế tạo máy, phương tiện vận tải. Hoàn thiện hạ tầng để thu hút doanh nghiệp đầu tư, lấp đầy các các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn (trọng tâm là các Khu công nghiệp: Phú Nghĩa, Thạch Thất - Quốc Oai, Quang Minh I, Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội, Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội).
- Triển khai có hiệu quả Quyết định 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất - buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả hàng hóa ..., tạo điều kiện sản xuất kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm. Làm tốt công tác nắm bắt, đánh giá thông tin, dự báo thị trường; chủ động tổ chức, tham mưu các giải pháp điều phối hàng hóa, đảm bảo bình ổn thị trường Thành phố.
b) Sở Du lịch:
- Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về du lịch, tập trung thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội trên mạng tin tức truyền hình cáp CNN; phối hợp với Tổng công ty Truyền thông VNPT triển khai wifi miễn phí tại các khu, điểm du lịch và xây dựng thành phố du lịch thông minh có tính ứng dụng cao, thiết thực và hiệu quả;
- Tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch trên địa bàn và trong nước, trọng điểm là: Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội, Hoạt động hưởng ứng năm du lịch quốc gia 2017; Hội nghị Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA) thường niên lần thứ 16 tại Hà Nội.
- Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp, các ngành, địa phương trong nước và các quốc gia có tiềm năng hợp tác phát triển du lịch. Tổ chức các đoàn FAM xây dựng các tuyến, tour du lịch kết nối Hà Nội với các nước trong khu vực và thế giới; tuyến, tour du lịch Hà Nội với các địa phương trong nước và các tuyến, tour du lịch trong Hà Nội.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững.
- Điều chỉnh quy mô, cơ cấu chăn nuôi phù hợp với thị trường, tổ chức theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả Dự án chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Dự án nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế trên địa bàn Hà Nội năm 2017.
- Phát triển mạnh diện tích rau an toàn, hoa, cây cảnh và cây ăn quả đặc sản; khắc phục tình trạng để hoang hóa ruộng đồng. Thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông.
- Tiếp tục xây dựng mô hình chuỗi các cửa hàng bán nông sản sạch, trước mắt tập trung tại các chợ, khu đông dân cư... xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu đối với những mặt hàng nông sản chủ lực của Thành phố.
- Quản lý, kiểm soát tốt dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức kiểm tra, duy tu đồng thời quản lý, vận hành khai thác có hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo chủ động tưới, tiêu, phòng, chống lụt, bão. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, mực nước ở các sông, suối, hồ chứa, có phương án phòng chống thiên tai hạn hán, lũ lụt.
- Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch nông thôn.
d) Sở Tài chính:
- Quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước, tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 19/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017. Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.
- Thực hiện các giải pháp sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn. Hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 16 doanh nghiệp; sắp xếp 03 doanh nghiệp; thoái vốn 96 doanh nghiệp. Hoàn thành công tác cổ phần hóa 01 Tổng công ty (Tổng công ty Thương mại Hà Nội).
- Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ cộng. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường tự chủ tài chính và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực. Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng.
e) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Tham mưu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công; hoàn thành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch dịch vụ công mức 3, 4 năm 2017 của Thành phố. Hoàn thành hệ thống Một cửa điện tử 3 cấp kết nối với hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ 45% trở lên.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bám sát những vấn đề trọng tâm để thông tin chính xác, kịp thời về các cơ chế, chính sách, sự điều hành của Thành phố; chủ động cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý dứt điểm những nội dung báo chí phản ánh; tiếp nhận thông tin và kịp thời phản hồi về các cơ chế, chính sách, nhất là những cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp góp phần tạo đồng thuận và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong việc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
f) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện một trường đầu tư, kinh doanh; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết triệt để các kiến nghị của doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục hành chính, dịch vụ công, lãi suất vốn vay, thủ tục hoàn thuế, giải phóng mặt bằng, đấu thầu,...
- Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là 05 chỉ số còn thấp: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Môi trường cạnh tranh bình đẳng và Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, thành phố.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020; phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Tập trung tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư trong nước trên tất cả các lĩnh vực để đẩy nhanh thu hút đầu tư nội địa. Đẩy mạnh thu hút cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn Thành phố. Tích cực thu hút và giải ngân các dự án ODA, FDI; huy động nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và xây dựng nông thôn mới.
- Tham mưu các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư tư nhân.
g) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Khẩn trương kiện toàn tổ chức, xây dựng các quy trình, quy chế làm việc; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, chuyên môn hóa trong từng công đoạn: giám sát, kiểm tra khối lượng; làm thủ tục hoàn công, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư...
- Rà soát các nội dung vướng mắc, khó khăn trong công tác GPMB của từng dự án đang triển khai; phân công trách nhiệm cho lãnh đạo, cán bộ chuyên trách thực hiện công tác GPMB từng dự án, phối hợp đôn đốc công tác GPMB; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo UBND Thành phố định kỳ hàng tháng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện tại các buổi họp giao ban UBND Thành phố hằng tháng; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đôn đốc, nắm bắt tình hình thực hiện các giải pháp, phát hiện các vấn đề, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố những nội dung phát sinh để xem xét, quyết định.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.