UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2007/CT-UBND |
Tam Kỳ, ngày 09 tháng 02 năm 2007 |
- Xây dựng mới các công trình phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng của nhân dân và phải đảm bảo 2 yếu tố cơ bản: nguồn nước (khả năng cung cấp, chất lượng nước) và sự gắn kết với yêu cầu phát triển bền vững giữa kinh tế - xã hội - môi trường; lưu ý vấn đề chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng là mục tiêu chính đối với các chủ đầu tư có công trình trên địa bàn.
- Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực đối ứng của nhân dân, của địa phương, các tổ chức KT-XH khác tham gia cùng với nguồn ngân sách nhà nước nhằm xã hội hóa từng bước việc đầu tư cho xây dựng mới cũng như nâng cấp, sửa chữa công trình khi có sự cố hư hỏng, xuống cấp (ngoại trừ các xã đặc biệt khó khăn) để tăng tính trách nhiệm của người hưởng lợi.
- Các địa phương có công trình phải thành lập ngay các tổ chức quản lý để vận hành, khai thác công trình (đối với các công trình cũ chưa có tổ chức), thành lập tổ chức quản lý trước khi thi công công trình mới (từ năm 2007) để thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, sửa chữa; xây dựng quy chế quản lý thu phí sử dụng nước, khấu hao công trình theo đúng quy định để trình UBND huyện, thị, thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện. Mô hình tổ chức quản lý có thể là doanh nghiệp, HTX cấp nước, tổ chức liên doanh dịch vụ cấp nước sạch phù hợp với quy mô công trình, điều kiện của từng địa phương.
- Khi nghiệm thu, bàn giao công trình cho tổ chức quản lý sử dụng các chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ kỹ thuật, đồng thời tổ chức tập huấn công tác quản lý, bảo dưỡng; hướng dẫn quy trình vận hành công trình, quy trình thực hiện công nghệ xử lý nước do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành.
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá thực trạng các công trình, lập hồ sơ xin thanh lý các công trình đã hư hỏng, không phát huy hiệu quả; xây dựng lý lịch các công trình đang hoạt động cần nâng cấp sửa chữa để phục vụ cho việc quy hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình trên từng địa bàn đến năm 2010.
2. Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm:
- Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành khung giá nước sinh hoạt nông thôn từng vùng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí, đảm bảo cho chi phí của tổ chức quản lý và tích lũy để thực hiện công việc sửa chữa, duy tu khi có sự cố. Đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nếu không thực hiện được cơ chế thu phí hoặc thu không đủ chi thì có tham mưu cân đối trong ngân sách sự nghiệp kinh tế để đảm bảo cho chi phí của Ban quản lý, duy tu, sửa chữa công trình khi có sự cố.
- Phối hợp với các Sở, ban ngành chức năng hướng dẫn các địa phương tăng cường giám sát việc xây dựng các công trình mới, xử lý, thanh lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn đã hư hỏng, không phát huy hiệu quả; xây dựng lý lịch các công trình đang hoạt động để phục vụ cho công tác quy hoạch đầu tư, xây dựng, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung nông thôn tại các địa phương giai đoạn đến năm 2010.
- Chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt & Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh lập Đề án xây dựng Phòng kiểm nghiệm chất lượng nước trình UBND tỉnh xem xét; tăng cường chức năng quản lý, kiểm tra chất lượng nước sạch các công trình cấp nước tập trung theo định kỳ, đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế (QĐ 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005). Phối hợp với các địa phương (các huyện đồng bằng, trung du) xây dựng một số mô hình dịch vụ cấp nước sạch sau đầu tư ở nông thôn để nhân rộng cho các địa phương khác.
- Theo dõi, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương liên quan thực hiện chỉ thị này và hàng năm có tổng kết, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.