ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2001/ CT- UB |
Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2001 |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 2001
Những năm gần đây thời tiết diễn biến rất phức tạp. Ở nước ta thiên tai đã liên tiếp xẩy ra, gây thiệt hại nhiều về người và tài sản. Để chủ động đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, giữ vững đê điều, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần ổn định chính trị- kinh tế- xã hội của Thủ đô, UBND Thành phố yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
I. KHẨN TRƯƠNG HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH TU BỔ ĐÊ KÈ NĂM 2001.
1) Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo khẩn trương hoàn thành các dự án tu bổ đê kè năm 2001 đã được phê duyệt đúng thời gian quy định, sớm bàn giao công trình đưa vào chống lũ.
2) Ban QLDA Đầu tư xây dựng thuỷ lợi và đê điều làm đầy đủ các thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng; tăng cường giám sát, chỉ đạo các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục tu bổ đê kè đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khối lượng, chất lượng, nghiệm thu, thanh quyết toán đúng chế độ, chính sách hiện hành.
3) Chi cục Đê điều và PCLB tăng cường kiểm tra đê, kè, cống, bờ sông, bãi sông, phát hiện kịp thời những diễn biến, hư hỏng, đề xuất biện pháp để xử lý kịp thời trước mùa mưa lũ.
II. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, GIẢM NHẸ THIÊN TAI.
1) Tiến hành tổng kết, nghiêm túc đánh giá về mọi mặt công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2000, chỉ ra những việc chưa làm tốt, từ đó rút kinh nghiệm; kiện toàn tổ chức Ban chỉ huy CLB ở các cấp, các ngành, xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2001 thật chi tiết, cụ thể, sát thực tế theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai trong phạm vi ngành mình, địa phương mình và chi viện, ứng cứu kịp thời, đảm bảo đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến xấu của thời tiết.
2) Kiểm tra kỹ, đánh giá chi tiết chất lượng các tuyến đê, các công trình nhà cửa trên toàn thành phố; xác định các việc trọng tâm và các khu vực trọng điểm; xây dựng và phê duyệt các phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra từ thành phố đến các cụm, đoạn, trọng điểm với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, xong trước ngày 30/5/2001.
3) UBND các quận, huyện:
- Tổ chức lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện cho công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai xong trước ngày 15/6/2001.
Các lực lượng tham gia phải được tổ chức chặt chẽ, có chất lượng, được huấn luyện nghiệp vụ để huy động nhanh, triển khai đủ quân số theo các phương án đã được phê duyệt, hoạt động có hiệu quả.
Dự phòng vật tư, phương tiện đầy đủ về chủng loại, số lượng theo các phương án đã được phê duyệt, có địa chỉ cụ thể, để ở nơi thuận tiện để huy động kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Giao nhiệm vụ quản lý từng đoạn đê, tổ chức lực lượng, chuẩn bị vật tư nhân dân cho chính quyền các xã, phường, thị trấn để phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu mọi hư hỏng đê, kè, cống trong mùa mưa lũ.
- Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men, đảm bảo đời sống nhân dân ở các vùng ngoài bãi sông, những vùng thường xuyên bị ngập úng.
- Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Đê điều và PCLB, các sở, ban, ngành liên quan của Thành phố, ngăn chặn ngay, xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Đê điều.
- Chỉ đạo tiến hành việc phát quang chân đê, mái đê để có thể phát hiện được ngay và xử lý kịp thời khi có sự cố hư hỏng xảy ra trong mùa mưa lũ.
4) Các sở, ban, ngành của thành phố:
- Ban chỉ huy CLB thành phố:
Khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của Thành phố; kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tham mưu giúp UBND Thành phố chỉ đạo, điều hành toàn diện công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2001 có hiệu quả.
Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật hộ đê, xử lý sự cố hư hỏng đê, kè, cống trong mùa mưa lũ cho các đội viên đội Quản lý đê, các cán bộ kỹ thuật của quận, huyện.
- Đài khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thuỷ văn, dự báo, cảnh báo sớmcác tình huống diễn biến phức tạp của thời tiết, cung cấp thông tin liên tục để kịp thời chỉ huy, lãnh đạo phòng chống.
- Bưu điện Thành phố đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống từ Thành phố đến các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, nhất là các khu vực trọng điểm theo yêu cầu của Ban chỉ huy CLB thành phố.
- Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chỉ đạo Chi cục Đê điều và PCLB tăng cường công tác quản lý đê, kè, cống trong mùa mưa bão, phát hiện kịp thời và phối hợp với UBND các quận, huyện ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Đê điều.
Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo đảm bảo nước tưới cho cây trồng, xây dựng phương án phòng chống úng, hạn, dự phòng giống, thuốc trừ sâu, phân bón và các vật tư khác để chủ động khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra và phục hồi sản xuất.
- Sở Giao thông Công chính:
Chủ trì, phối hợp với UBND các quận xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục úng ngập, đổ cây, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực nội thành khi có thiên tai xảy ra.
Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiến hành chặt tỉa cây sâu, mục, nặng tán; khơi thông các hệ thống kênh, mương tiêu, sẵn sàng vận hành trạm bơm tiêu Yên Sở để đảm bảo thoát nước nhanh, hạn chế úng ngập các khu vực trong nội thành khi có mưa lớn; Có kế hoạch cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường sau mưa, bão và phục vụ nhân dân các vùng ngoài đê phải sơ tán khi có lũ cao.
- Sở Địa chính Nhà đất phối hợp với UBND các quận, kiểm tra, thống kê các nhà hư hỏng, có kế hoạch sửa chữa và xây dựng phương án phòng chống bão cho nhà cửa, sơ tán nhân dân ra khỏi các khu nhà có khả năng không an toàn khi có thiên tai xảy ra.
- Công ty Điện lực Thành phố kiểm tra, sửa chữa, bảo đảm an toàn hệ thống điện trên toàn thành phố, có biện pháp duy trì, cung cấp điện phục vụ nhu cầu bơm tiêu úng, chống hạn, sản xuất, sinh hoạt trong thành phố.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố, Sở Y tế, Sở Thương mại, xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất thiết yếu và phối hợp của các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân dân kịp thời khi có thiên tai.
- Bô Chỉ huy Quân sự Thành phố:
Xây dựng kế hoạch và phương án bố trí, điều động lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn thành phố tham gia hộ đê, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự các quận, huyện tổ chức và điều động lực lượng dân quân, tự vệ tham gia phòng chống thiên tai tại các địa phương.
- Công an Thành phố có phương án bảo vệ trật tự, trị an, an toàn xã hội trong mùa mưa lũ. Có phương án bố trí lực lượng tại các khu vực trọng yếu. Chỉ đạo Công an các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy CLB các quận, huyện để bảo đảm an ninh trên các tuyến đê.
- Các sở, ban, ngành khác của Thành phố, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Hà Nội ngoài nhiệm vụ làm tốt công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ các cơ sở vật chất của cơ quan mình còn phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai theo sự điều động của UBND Thành phố và Ban chỉ huy CLB thành phố.
III. CÔNG TÁC CHỈ HUY, CHỈ ĐẠO HỘ ĐÊ, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, LỤT BÃO.
Trong mùa mưa lũ các cấp, các ngành theo chức năng được phân công có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết, công trình đê, kè, cống, bổ sung kịp thời những việc còn khiếm khuyết.
Khi thiên tai sảy ra, Ban Chỉ huy CLB các cấp, các ngành thường trực ngày đêm để chỉ huy phòng, chống, ứng cứu hộ đê và khắc phục hậu quả. UBND các quận, huyện phải chỉ huy phòng chống thiên tai kiên quyết, chủ động huy động mọi nguồn lực trên địa bàn để đối phó, kịp thời khắc phục, giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Đề nghị các ban thường vụ quận, huyện uỷ, căn cứ tình hình cụ thể và kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai của địa phương mình, tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị và triển khai phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, phân công các đồng chí Thường vụ hoặc Cấp uỷ viên trực tiếp phụ trách, kiểm tra, chỉ huy phòng chống lụt bão, thiên tai tại các cụm, đoạn đê, các trọng điểm.
Sở Văn hoá Thông tin, Báo Hà Nội Mới , Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn Hà Nội tăng cường công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo về diễn biến thời tiết và các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ, khắc phục hậu quả thiên tai của Trung ương và Thành phố; phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành uỷ phối hợp với Ban Chỉ huy CLB Thành phố, chỉ đạo công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão, các quy định, kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2001 của Trung ương và Thành phố để các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành và tích cực tham gia; biểu dương kịp thời những tổ chức cá nhân có thành tích; phê phán những trường hợp vi phạm, thiếu nghiêm túc trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
- Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội thông báo cho các đơn vị trực thuộc biết nội dung của Chỉ thị này để cùng tổ chức thực hiện.
- Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, các doanh nghiệp ở Thành phố chỉ đạo, vận động cán bộ, công nhân viên chức, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của Thành phố.
Giao Thường trực Ban Chỉ huy CLB Thành phố tổ chức triển khai và kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện chỉ thị này, báo cáo kết quả thường xuyên về UBND Thành phố .
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.