BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2003/CT-BNN |
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2003 |
Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định số 105/2002/QĐ-BNN-KL ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn, các Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án, phương án quản lý rừng, bảo vệ rừng; đồng thời phân công các công chức Kiểm lâm về phụ trách địa bàn xã, cụm xã. Hiện nay đã đưa được hơn 4.000 công chức kiểm lâm và lao động hợp đồng trong lực lượng Kiểm lâm về phụ trách địa bàn, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ rừng. Nhờ vậy, công tác bảo vệ rừng có tiến bộ hơn trước, góp phần đưa độ che phủ của rừng tăng lên đáng kể, ý thức bảo vệ rừng của người dân nơi có rừng đã nâng lên rõ rệt, các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp nhìn chung đã được ngăn ngừa kịp thời.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng một bộ phân công chức Kiểm lâm được phân công về phụ trách địa bàn chưa thực hiện được 7 nhiệm vụ quy định tại quyết định 105/2002/QĐ-BNN-KL. Một số nơi có triển khai nhưng thiếu kiểm tra, đôn đốc của cấp Hạt, cấp Chi cục Kiểm lâm và sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã nên hiệu quả hoạt động của Kiểm lam địa bàn chưa cao, chưa phát huy được vai trò nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và thừa hành pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương. Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn, nhất là năng lực thực tiến còn yếu, không đồng đều. Tỷ lệ công chức là Kiểm lâm viên sơ cấp được cử về phụ trách địa bàn còn chiếm tới 23% tổng số Kiểm lâm được phân công. Thậm chí một số nơi còn cử cả lao động hợp đồng chưa được tập huấn, đào tạo về phụ trách địa bàn xã, cụm xã:
- Biên chế Kiểm lâm các tỉnh có rừng còn thiếu, công chức Kiểm lam phải phụ trách nhiều xã, diện tích phải theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp có nơi tới chục ngàn héc ta cho một Kiểm lâm địa bàn.
- Việc chỉ đạo, kiểm tra của cấp Chi cục Kiểm lâm, cấp Hạt Kiểm lâm chưa được coi trọng thường xuyên, sự giám sát của các cấp chính quyền địa phương - nhất là cấp xã chưa chặt chẽ, hoạt động của công chức Kiểm lâm địa bàn kém hiệu quả.
- Thậm chí hiện nay có một vài Chi cục vừa mới triển khai Quyết định số 105/2002/QĐ-BNN-KL và triển khai một cách hời hợt, không nghiêm túc với nhiều lý do không thoả đáng.
- Một số chế độ phụ cấp như phụ cấp nặng nhọc, độc hại, lưu động, nhất là trợ cấp cho Kiểm lâm địa bàn, một số nơi chưa xét duyệt thanh toán kịp thời, Kiểm lâm địa bàn gặp khó khăn, không yên tâm công tác.
Để việc triển khai Quyết định số 105/2002/QĐ-BNN-KL được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, tạo điều kiện cho công chức Kiểm lâm địa bàn hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà quyết định đã nêu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị:
ở những Chi cục có diện tích rừng rộng lớn, biên chế Kiểm lâm ít, có thể bố trí Kiểm lâm hợp đồng nhưng những Kiểm lâm hợp đồng này phải là người đã tốt nghiệp ở các trường Trung học hoặc Đại học Lâm nghiệp được ký hợp đồng dài hạn và nhất thiết phải qua lớp đào tạo Kiểm lâm địa bàn và được cấp chứng chỉ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
- Căn cứ vào diện tích rừng và tính phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ rừng của tỉnh để xem xét bổ sung biên chế để các Chi cục Kiểm lâm có đủ sức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng của địa phương.
- Bổ sung chức danh cán bộ phụ trách lâm nghiệp cho những xã có rừng để nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được giao.
- Phê duyệt các đề án, phương án quản lý bảo vệ rừng, phân công Kiểm lâm phụ trách địa bàn của Chi cục Kiểm lâm. Tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện các phương án, đề án trên. Cho Kiểm lâm địa bàn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách mà Nhà nước đã ban hành. ở những tỉnh có điều kiện, có thể có chế độ riêng khuyến khích Kiểm lâm về công tác tại địa bàn.
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn các xã tổ chức việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng; thành lập các tổ chức quần chúng đủ mạnh để bảo vệ và phát triển rừng.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.