ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND |
Bình Thuận, ngày 18 tháng 8 năm 2022 |
Trong thời gian qua, công tác quản lý tàu cá trong khai thác, dịch vụ thủy sản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, thông tin liên lạc trước khi xuất bến ra biển hoạt động được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến các sự cố tàu thuyền, tai nạn làm chết người, ngư dân bị rơi xuống biển mất tích không rõ nguyên nhân khi hoạt động khai thác hải sản trên biển có xu hướng gia tăng, chưa có biện pháp hữu hiệu để kéo giảm.
Thực hiện Công văn số 5017/BNN-TCTS ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và để tăng cường công tác quản lý tàu cá, phòng ngừa ứng phó khi có sự cố tàu thuyền hoạt động trên biển, giảm thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số công việc sau đây:
1. Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản, tổ chức vận động ngư dân sản xuất theo tổ - đội khai thác thủy sản trên biển; nghiêm túc chấp hành và hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an toàn trước khi hành nghề trên biển và phòng, tránh thiên tai.
- Củng cố Tổ đoàn kết, nghiệp đoàn nghề cá trên biển của địa phương để thông tin, chia sẻ lộ trình đánh bắt, giữ liên lạc cùng nhau trên biển, kịp thời xử lý các tình huống sự cố trên biển.
- Hàng ngày, nắm tình hình diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, nhất là tình hình gió mạnh, sóng lớn trên biển do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam hoặc rãnh thấp, với các hình thái thời tiết nguy hiểm đan xen từ các cơ quan khí tượng thủy văn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân trước khi có kế hoạch ra biển hoạt động hoặc đang hoạt động trên biển biết, tìm chỗ tránh trú an toàn, di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế sự cố tàu thuyền.
- Huy động phương tiện, trang thiết bị, lực lượng trên địa bàn tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển và tiếp nhận, sơ cứu cứu người bị nạn; phối hợp với Ban Quản lý Cảng để tiếp nhận, bảo vệ, quản lý phương tiện bị nạn được tập kết tại địa phương.
a) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tỉnh:
- Củng cố bộ phận chuyên trách thường trực phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố, cứu hộ, cứu nạn trên biển chuyên ngành thủy sản trực thuộc Sở. Tổ chức trực ban 24/7 để theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển thông qua hệ thống giám sát tàu cá bằng thiết bị VMS; kịp thời phát hiện, xử lý tốt các tình huống tàu cá bị tai nạn khi hoạt động trên biển.
- Rà soát, kiểm tra các quy định về đăng ký, đăng kiểm; nắm chắc tần số liên lạc của các tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày; quản lý tàu thuyền, nắm chắc số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển. Quản lý, theo dõi hoạt động của các tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá theo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp để mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển.
- Tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc các trường hợp tàu cá không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, không có đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Kiên quyết không cho tàu cá rời cảng/xuất bến nếu không đủ điều kiện an toàn theo các quy định của pháp luật.
- Kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thuyền viên tàu cá, việc thay đổi thuyền viên theo chuyến biển. Các thuyền viên phải đảm bảo các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; không sử dụng lao động trẻ em trên các tàu cá. Yêu cầu chủ tàu phải mua bảo hiểm cho thuyền viên và lao động trên tàu cá.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước trong công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản.
- Phối hợp với sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu cá .
- Định kỳ tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố tàu cá và phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó và xử lý tình huống khi có áp thấp nhiệt đới, bão, thiên tai, sự cố, tai nạn trong hoạt động khai thác thủy sản, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, an toàn giúp ngư dân an tâm sản xuất.
b) Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh):
- Tiếp nhận và truyền phát kịp thời tin bão, áp thấp nhiệt đới, các bản tin thời tiết nguy hiểm, gió mạnh, sóng lớn trên biển của Đài Khí tượng thủy văn, các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Thường trực và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để theo dõi hoặc tham mưu, chỉ đạo xử lý kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển để nắm rõ vị trí, tọa độ các tàu, thuyền đang hoạt động đánh bắt xa bờ, số lượng thuyền viên, tình trạng của tàu và các thiết bị được trang bị trên tàu để liên lạc trước, trong và sau thiên tai hoặc các hình thái thời tiết nguy hiểm trên biển.
- Báo cáo, tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành các Công điện, quyết định để chỉ đạo công tác phòng, tránh, khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố gây ra kịp thời.
- Duy trì thông tin liên lạc thông suốt từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đến các đồn, trạm biên phòng và các lực lượng hiệp đồng (Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,...); giữa Bộ đội Biên phòng với tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Chủ động tiếp nhận và xử lý hiệu quả các thông tin liên quan đến tai nạn, sự cố tàu thuyền xảy ra trên biển.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người, phương tiện khi gặp sự cố, thiên tai xảy ra trên biển. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều động tàu thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh và huy động tàu thuyền, ngư dân tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các địa phương ven biển quản lý chặt chẽ tàu thuyền hoạt động trên biển, nhất là tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày. Khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá (VMS) trong quản lý, theo dõi hoạt động của tàu cá. Duy trì thông tin liên lạc giữa tàu cá, gia đình chủ tàu với các lực lượng chức năng đảm bảo nắm thông tin kịp thời, chủ động phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới..., giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, phương tiện khi hoạt động trên biển.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng ứng phó cho chủ tàu cá, thuyền trưởng và ngư dân khi xảy ra sự cố, tai nạn trên biển.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để nắm, trao đổi thông tin, tình hình, đề nghị tham gia hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn.
- Chỉ đạo các đồn biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ người, phương tiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Kiên quyết không cho xuất bến đối với các tàu cá không đầy đủ các hồ sơ, thủ tục, chưa trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các trang, thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định (đăng ký, đăng kiểm, thông tin liên lạc, phao cứu sinh, các trang bị chống cháy, chìm,…).
- Chỉ đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Phú Quý, Hải đội 2 duy trì nghiêm các kíp tàu, thường trực sẵn sàng chiến đấu, tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh.
- Tổng hợp các chi phí trong quá trình tham gia tìm kiếm cứu nạn báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để thực hiện chi trả và thanh quyết toán theo đúng quy định.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng và tổ chức tập luyện, huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn theo quy định. Đầu tư hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là khi xảy ra tình huống thiên tai, sự cố phức tạp trên đất liền, trên biển, hải đảo bảo đảm tìm kiếm cứu nạn kịp thời.
- Kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, phương tiện, lực lượng đảm bảo cho công tác tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời, rà soát, triển khai ký kết hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn của Trung ương và Quân khu 7 để tham gia ứng phó, phòng chống, cứu nạn, cứu hộ và xử lý các tình huống khẩn cấp khi thiên tai, sự cố, thảm họa xảy ra.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, sở, ngành và địa phương liên quan trong việc đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động ven biển, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; không để người dân tự ý tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và khu vực cảng cá.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và địa phương ven biển nắm chắc tình hình sự cố dầu tràn trong quá trình tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tàu, thuyền bị tai nạn, sự cố trên biển; tham mưu, xử lý khắc phục đảm bảo an toàn môi trường biển, phòng ngừa sự cố xảy ra.
Chủ trì, phối hợp với sở, ngành và địa phương liên quan hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống phao tiêu báo hiệu trong vùng nước thủy nội địa.
8. Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận
Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các cơ quan và đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn hàng hải trên tàu trước khi tàu hàng nhập và xuất bến tại các cảng biển, cảng vận tải trên địa bàn tỉnh (phao cứu sinh, trang thiết bị hàng hải trên tàu và các điều kiện phù hợp có liên quan khác theo quy định). Kiên quyết không cấp phép rời bến đối với các tàu vận tải biển khi không có đủ các trang thiết bị, điều kiện an toàn hàng hải cần thiết có liên quan theo quy định. Phải đảm bảo sẵn sàng phối hợp trong công tác triển khai ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra khi tàu bị sự cố, chìm đắm (dầu, hóa chất, hàng hóa chở trên tàu,...).
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục (có hình ảnh minh họa) cho ngư dân hiểu rõ lợi ích, tầm quan trọng và nghĩa vụ phải thực hiện việc trang bị các thiết bị an toàn, mua bảo hiểm tai nạn tàu thuyền và thuyền viên, đảm bảo tàu thuyền luôn ở trạng thái an toàn khi hoạt động đánh bắt thủy sản. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến để tạo sự chuyển biến trong nhận thức của ngư dân, chủ tàu thuyền nhằm ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình, trang bị đầy đủ kiến thức, kỷ năng khi hành nghề trên biển, khai báo đầy đủ lộ trình hành nghề, khai báo cho Ban Quản lý cảng, phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố, tai nạn trên biển xảy ra.
10. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Đài Thông tin Duyên hải Phan Thiết
Phối hợp tốt với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để thông tin về tình hình thời tiết biển, bão, áp thấp nhiệt đới, sự cố tàu thuyền trên biển, phát thông tin khẩn cấp, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn nhằm hỗ trợ các ngư dân và tàu, thuyền hoạt động trên biển chủ động phòng tránh, cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ nhau kịp thời khi thiên tai, sự cố, tai nạn xảy ra.
11. Chủ tàu thuyền, thuyền trưởng và thuyền viên
- Chấp hành tốt các quy định mua bảo hiểm cho người và tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản.
- Trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, cứu nạn, hệ thống thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu thuyền theo tiêu chuẩn quy định; thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và chấp hành thực hiện đúng các hướng dẫn của cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động trên biển.
- Tổ chức sản xuất theo tổ, đội để hỗ trợ, cứu giúp lẫn nhau khi hoạt động trên biển và xử lý sự cố, mất an toàn, nguy hiểm cho tài sản và tính mạng của ngư dân.
- Khai báo đúng và đầy đủ tần số liên lạc của tàu, số lượng thuyền viên, ngư trường, tọa độ, vị trí khu vực hoạt động trên biển với đơn vị Bộ đội Biên phòng, Ban Quản lý cảng khi xuất bến. Không sử dụng lao động trẻ em trên các tàu cá.
- Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, sóng to, gió mạnh trên biển phải chủ động báo cho Chi cục Thủy sản tỉnh biết vị trí, tọa độ tàu đang khai thá c trên biển và chấp hành mọi sự điều động, hướng dẫn phòng, tránh của các cơ quan chức năng.
- Chủ tàu, thuyền trưởng phải đảm bảo tàu thuyền đánh bắt thủy sản luôn ở trạng thái an toàn, còn hạn sử dụng, có đầy đủ các trang thiết bị an toàn cho người và tàu thuyền (áp phao, phao cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, đèn, còi, trang bị công cụ, thiết bị chống cháy, chống chìm...); khai báo chính xác tần số liên lạc với Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú. Phải có đầy đủ các chứng chỉ hành nghề chuyên môn (bằng máy trưởng, thuyền trưởng và số thuyền viên tàu cá phù hợp theo quy định).
- Luôn mang theo danh bạ điện thoại, tần số thông tin cứu nạn, cấp cứu cần thiết; khuyến khích các chủ tàu đầu tư trang bị phao tự thổi và trang bị thêm lương thực (đồ khô) và nước uống cho từng người để khi cần thiết, bị tai nạn, sự cố thì sử dụng riêng cho bản thân trong nhiều ngày.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Chỉ thị này./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.