BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/1998/CT-BXD |
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 1998 |
VỀ ĐẢM BẢO KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG THÁO DỠ, PHÁ DỠ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CŨ
Thời gian qua do công tác quản lý lập phương án kỹ thuật, chỉ dẫn quy trình thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình xây dựng cũ, hư hỏng phải thanh lý ở một số đơn vị thi công xây lắp trong ngành chưa thực sự được quan tâm; việc thực hiện các tiêu chuẩn bắt buộc về đảm bảo kỹ thuật an toàn trong xây dựng chưa nghiêm túc, sát sao; Thậm chí có đơn vị sử dụng lao động trong các công việc tháo dỡ, phá dỡ trên công trường tùy tiện không tuân thủ đúng Luật lao động quy định: lao động tuyển dụng không có hợp đồng, không qua đào tạo v.v.. Các vi phạm trên đã dẫn tới những hậu qủa đáng tiếc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; điển hình là sự cố tai nạn tháo dỡ hai nhà 5 tầng cũ ở Công ty xi măng Bỉm Sơn; do Công ty xây dựng K2 - Tổng Công ty xây dựng Hà Nội thực hiện đã làm 6 người chết và một số người bị thương.
Nhằm rút kinh nghiệm ngăn chặn không để các sự cố tương tự đang tiếc xảy ra trong thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình xây dựng; Bộ Xây dựng chỉ thị:
- Công trình (hoặc bộ phận công trình) thuộc loại tháo dỡ. - Công trình (hoặc bộ phận công trình) thuộc loại phá dỡ toàn bộ hay từng phần.
Nguyên tắc xác định phân loại công trình tháo dỡ, phá dỡ được quy định cụ thể như sau:
1.1. Quy định theo giá trị vật liệu thu hồi:
- Các công trình (hoặc bộ phận công trình) xây dựng cũ, hư hỏng phải tháo dỡ, phá dỡ nên khi tiến hành tháo dỡ, phá dỡ (sau khi loại trừ các chi phí) còn khả năng thu hồi vật tư, vật liệu trị giá >= 30% giá trị công trình thì có thể thực hiện tháo dỡ từng bộ phận công trình theo quy định an toàn.
- Các công trình (hoặc bộ phận công trình) xây dựng cũ, hư hỏng phải tháo dỡ, phá dỡ nếu khi tiến hành tháo dỡ, phá dỡ (sau khi loại trừ các chi phí) còn khả năng thu hồi vật tư, vật liệu trị < 30% giá trị công trình thì không tiến hành tháo dỡ mà phải phá dỡ công trình theo các quy định an toàn.
1.2. Quy định mức độ an toàn:
- Các công trình có hệ khung chịu lực tương đối tốt, chất lượng còn >= 60% được xếp vào loại công trình tháo dỡ và khi tiến hành tháo dỡ, chỉ thực hiện tháo dỡ các bộ phận kết cấu bao che và tự mang (không chịu lực).
- Các công trình dù có mức đô thu hồi vật liệu trị giá >=30% giá trị công trình nhưng nếu hệ khung chịu lực yếu, không an toàn khi tiến hành các thao tác tháo dỡ thì dứt khoát xếp vào loại công trình phải phá dỡ theo quy định an toàn.
Hội đồng kỹ thuật khi xem xét để phân loại công trình là tháo dỡ hay phá dỡ phải cân nhắc theo các quy định trên nhưng trong đó theo tiêu chí an toàn là chủ đạo.
2.1- Trước khi xây dựng phương án kỹ thuật tháo dỡ hoặc phá dỡ phải tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng nền móng, tường, cột, dầm giằng, sân trần và các kết cấu khác của nhà và công trình. Kết qủa khảo sát phải lập thành văn bản để làm căn cứ xây dựng phương án kỹ thuật tháo dỡ hoặc phá dỡ.
2.2- Phương án kỹ thuật và biện pháp thi công tháo dỡ hoặc phá dỡ phải đệ trình cấp trên trực tiếp của nhà thầu phê duyệt và chuyển tài liệu cho chủ quản lý công trình để làm căn cứ theo dõi, giám sát; trong phương án phải thể hiện rõ quy trình tháo dỡ hoặc phá dỡ và các biện pháp để tận dụng, thu hồi vật tư, vật liệu.
2.3- Những công trình có nguy cơ sập đổ bất ngờ phải có biện pháp chống đỡ an toàn, đặt rào ngăn, biển cấm người qua lại vùng nguy hiểm đó.
2.4- Phải kiểm tra rà soát, tháo gỡ hết bom, đạn, mìn ở các công trình khu vực trước kia bị địch đánh phá trước khi tiến hành tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình.
2.5- Đối với các công trình tháo dỡ phải đặc biệt tuân thủ thêm các quy định sau:
- Khu vực tháo dỡ phải có rào ngăn và biển cấm người và xe cộ qua lại, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
- Khi tháo dỡ các công trình trong phạm vi các nhà máy, các cơ sở hoạt động phải có biện pháp bảo đảm an toàn chung.
- Tháo dỡ về ban đêm hoặc tháo dỡ ở những vị trí không đủ ánh sáng phải bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ. Các dây dẫn điện phải mắc vào cột riêng, không được mắc vào kết cấu công trình đang tháo dỡ.
- Khi tiến hành tháo dỡ phải có biện pháp đề phòng các bộ phận công trình có nguy cơ sập đổ bất ngờ. Khi phá cắt kết cấu ra từng phần nhỏ phải có biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập bất ngờ, đồng thời phải có các biện pháp phòng tránh các bộ phận kết cấu bị cắt rời văng vào người.
- Tháo dỡ ô văng hoặc các bộ phận cheo leo phải là giàn giáo, trường hợp đứng trên các kết cấu khác của công trình để tháo dỡ phải có biện pháp bảo đảm an toàn.
- Tháo dỡ vòm hình trụ phải tiến hành từ đỉnh xuống hai phía; tháo dỡ vòm hình cầu hoặc cánh buồm phải phá dỡ từng dải dài không qúa 0,5m theo vòng tròn từ đỉnh xuống chân.
- Tháo dỡ vòm lò phải đứng trên giàn giáo. Cấm đứng trên vòm lò để tháo dỡ. Khi tháo dỡ vòm lò phải phun nước chống bụi.
- Tháo dỡ công trình bằng cơ giới phải cấm mọi người vào các lối đi lại của máy và dọc hia bên đường cáp kéo.
Máy hoặc thiết bị dùng để tháo dỡ công trình phải đặt ngoại phạm vi sập lở công trình. Nếu dùng máy hoặc thiết bị để kéo đổ công trình thì phải đặt cách xa công trình ít nhất bằng 1,5 chiều cao công trình.
2.6- Khi phá dỡ công trình phải lưu ý một số điểm sau:
- Phá dỡ ống khói, trụ gạch cũng như các mảng tường cao hơn 1,5m đã bị hư hỏng nặng không được dùng các dụng cụ cầm tay (choòng, búa ...) để đục phá mà phải dùng các thiết bị thích hợp và các biện pháp thi công đặc biệt.
- Cấm giật đổ tường trên sàn tầng.
- Cấm phá ống khói, tường gạch bằng cách đục chân.
- Phá đổ công trình bằng phương pháp nổ mìn phải có thiết kế cụ thể và phải tuân theo các quy định của TCVN 4586: 1997 "Vật liệu nổ công nghiệp - Yêu cầu về an toàn, bảo quản, vận chuyển và sử dụng".
2.7- Cấm tháo dỡ, phá dỡ công trình trong các trường hợp sau:
- Khi có gió từ cấp 5 trở lên;
- Ở hai hoặc nhiều tầng cùng một lúc trên cùng một phương thẳng đứng;
- Khi đang có người làm việc ở bên dưới khu vực đang tháo dỡ mà chưa có biện pháp che chắn an toàn.
3. Các biện pháp quản lý lao động, tài liệu kỹ thuật:
3.1- Các biện pháp kỹ thuật an toàn trong thi công tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình trong phương án kỹ thuật đã duyệt phải được phổ biến, hướng dẫn cho tất cả đội ngũ cán bộ, công nhân trước khi tiến hành công việc.
3.2- Nghiêm cấm nhà thầu sử dụng những lao động tuyển dụng không hợp pháp, không qua đào tạo để làm các công việc tháo dỡ, phá dỡ công trình.
3.3- Chủ quản lý cong trình có trách nhiệm kiểm soát danh sách và hồ sơ chứng chỉ trình độ tay nghề những người lao động trực tiếp trên hiện trường nhằm ngăn chặn việc nhà thầu tuyển chọn không đúng luật.
3.4- Nhà thầu cử cán bộ kỹ thuật chuyên trách để hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn.
3.5- Phương án kỹ thuật được duyệt và nhật ký giám sát thi công tháo dỡ, phá dỡ công trình nhà thầu phải lưu trữ, bảo quản cẩn thận để xuất trình các cơ quan có chức năng kiểm tra khi cần thiết.
Ngoài các điểm lưu ý cấp thiết trên, đơn vị cần nghiên cứu triển khai khi áp dụng các quy định chi tiết trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan khác mà Bộ, Nhà nước ban hành (Nhất là TCVN 5308: 1991 "Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng").
Công tác đảm bảo kỹ thuật an toàn trong xây dựng nói chung và trong thi công tháo dỡ, phá dỡ các công trình xây dựng nói riêng là việc làm ảnh thường xuyên và phải được tổ chức tiệc hiện tốt. Quán triệt tinh thần đó Bộ yêu cầu đồng chí Thủ trưởng đơn vị, cấp ủy Đảng, Công đoàn các đơn vị trong toàn ngành xây dựng tổ chức triển khai phổ biến và thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
XÂY DỰNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.