ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Bình Dương, ngày 09 tháng 05 năm 2019 |
Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt chỉ tiêu, công tác phân luồng tốt hơn, nhận thức của xã hội, người dân và doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực. Các đối tượng chính sách tham gia học nghề (người khuyết tật, lao động nông thôn, người nghèo, lao động thất nghiệp...) được Nhà nước hỗ trợ học nghề đã từng bước ổn định việc làm, nâng cao thu nhập. Đội ngũ lao động có tay nghề tăng lên, chất lượng bước đầu đã có sự cải thiện. Việc tổ chức đào tạo nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến đội ngũ lao động có tay nghề cao của tỉnh còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Hằng năm, tỷ lệ lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp vẫn còn thấp so với tổng số lao động của tỉnh. Số lượng lao động có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề còn ít, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Số lượng học viên được đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên và nhất là các nghề chất lượng cao còn thấp so với nhu cầu thực tế.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và đảm bảo xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Hiệp hội, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì thực hiện, xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo Kế hoạch số 4651/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh. Tiếp tục rà soát, tham mưu UBND tỉnh sắp xếp tinh gọn hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh (nhất là đối với các cơ sở thuộc tỉnh quản lý nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả) theo nhu cầu thị trường lao động, phù hợp cơ cấu ngành nghề, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các giải pháp nâng cao số lượng đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên.
- Phối hợp với Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp.
- Chủ động phối hợp các Sở, Ban, ngành có liên quan, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xác định chỉ tiêu, cơ cấu ngành nghề đào tạo sát với nhu cầu thực tế, phù hợp với năng lực đào tạo của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (xem xét các điều kiện như: Đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị...) nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xu thế hội nhập Quốc tế.
- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, các hiệp hội và trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Phối hợp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đủ điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp theo lộ trình, phù hợp với điều kiện phát triển của đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu các định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng giá dịch vụ công theo lộ trình cho từng ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý để tham mưu cấp thẩm quyền ban hành. Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy tại các doanh nghiệp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo, quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục nghề nghiệp; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia ở các chuyên ngành phù hợp của tỉnh.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chính sách cho người học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chính sách cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Nghiên cứu, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Hiệp hội, Liên minh Hợp tác xã tham mưu UBND tỉnh xem xét, đặt hàng đào tạo dài hạn, đào tạo lao động chất lượng cao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm, chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội rà soát lao động được đào tạo có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét ủy thác ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay.
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý, tổ chức giảng dạy chương trình phổ thông tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh học nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp.
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tham gia vừa học nghề, vừa học văn hóa.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.
- Phối hợp các Sở, Ban, ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch 4651/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hướng dẫn việc sử dụng kinh phí theo quy định và tham mưu bố trí kinh phí theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Sở, Ban, ngành có liên quan hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện sử dụng nguồn kinh phí theo đúng quy định, sắp xếp, phân bổ kinh phí để thực hiện các hoạt động trong công tác đào tạo nghề và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ủy thác ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người lao động sau học nghề có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong nước.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh với các các doanh nghiệp đầu tư trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, đánh giá thực tế nhu cầu vay vốn đối với người lao động được đào tạo nghề xây dựng kế hoạch, vốn tín dụng chính sách hàng năm.
- Phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh ủy thác vốn địa phương để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng sản xuất góp phần tăng thu nhập, phát triển sản xuất kinh doanh.
9. Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương
Tuyên truyền, thông tin tới các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đoàn thể, người dân về Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản dưới luật, thông tin tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm, các nội dung tuyên truyền gắn với Đề án thành phố Thông minh - Bình Dương.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, rà soát, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên tại Trung tâm.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, đánh giá, thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách miễn giảm học phí và các chế độ, chính sách ưu đãi về học nghề.
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng tại địa phương nhằm điều chỉnh, kiến nghị, đề xuất việc thực hiện công tác đào tạo nghề ngày càng hiệu quả.
- Chỉ đạo UBND cấp xã rà soát nhu cầu học nghề của người khuyết tật trên địa bàn, phối hợp, hỗ trợ cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật trong công tác tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật.
11. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Cập nhật, điều chỉnh, đổi mới phương thức, chương trình, giáo trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Liên kết, quan hệ với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi, đánh giá người học, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
- Tổ chức kiểm định, tự kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo theo quy định.
- Có kế hoạch tổ chức, bồi dưỡng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn theo quy định. Đặc biệt là giáo viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.
- Theo thực tế thị trường lao động, các đơn vị chủ động xây dựng, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành nghề sát với thực tế; có giải pháp tư vấn, hướng nghiệp nhằm thu hút học sinh tham gia học nghề. Thực hiện các quy định về chế độ, chính sách cho học sinh sinh viên tham gia học nghề.
- Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình về hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu, phôi bằng, chứng chỉ theo đúng quy định.
- Đối với các đơn vị công lập, xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 16/2015/NĐ- ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hiệp hội, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.