ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Yên Bái, ngày 30 tháng 08 năm 2019 |
VỀ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2019 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Năm học 2018 - 2019, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và sự nỗ lực, quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Mạng lưới trường, lớp được sắp xếp hợp lý; chất lượng phổ cập giáo dục các cấp được nâng lên; chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, lần đầu tiên tỉnh Yên Bái có học sinh đoạt huy chương Bạc kỳ thi Olympic quốc tế; nề nếp, kỷ cương trường học được giữ vững.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo, các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện Chủ đề năm học “Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy học”, tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Hoàn thành việc sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020 theo đề án của tỉnh. Thực hiện kế hoạch sáp nhập các điểm trường năm học 2019-2020 của Đề án; rà soát điều chỉnh việc thực hiện đề án, tách một số trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở có trên 1.000 học sinh trên cơ sở đã đáp ứng đủ các điều kiện cơ sở vật chất.
Tiếp tục rà soát, quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; đảm bảo quỹ đất và quy hoạch mặt bằng tổng thể đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục và đào tạo. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt, học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên theo mục tiêu của đề án.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; không để xảy ra các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo trong các cơ sở giáo dục.
Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ, tuyển dụng giáo viên ở các môn học, cấp học còn thiếu theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông. Tập trung bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông phục vụ cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; chú trọng công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng trực tuyến.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo thẩm quyền; thực hiện tốt công tác đánh giá giáo viên đảm bảo thực chất, gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên với kết quả thực hiện cam kết chất lượng giáo dục, với công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ, không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ; tăng cường phối hợp, hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ. Triển khai xây dựng và thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, gắn với việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong phát triển giáo dục mầm non.
Các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp tục thực hiện đổi phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; quan tâm, chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.
Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, tổ chức hoạt động thăm quan, dã ngoại; triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng chống bạo lực học đường; tăng cường quản lý giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm; phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học; thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao; chuẩn bị các điều kiện tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, tham gia Hội khỏe Phù Đổng khu vực và toàn quốc năm 2020.
Thực hiện tốt việc cam kết chất lượng giáo dục, bàn giao chất lượng giáo dục của giáo viên, tổ chuyên môn, nhà trường; xây dựng kế hoạch, biện pháp để giúp đỡ học sinh; xây dựng môi trường “Thầy tâm huyết, trò hăng say” để nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; tăng cường việc tự đánh giá ngoài và xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ tiếng Anh ở các cấp học; tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông mới; mở rộng triển khai chương trình môn tiếng Anh hệ 10 năm; xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, triển khai thực hiện phong trào “giáo viên và học sinh cùng học tiếng Anh” trong các trường phổ thông.
Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 04/5/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 28/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tổ chức tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 11/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025” trên địa bàn tỉnh Yên Bái; có giải pháp cụ thể hoàn thành chỉ tiêu đảm bảo phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi học nghề khoảng 20%; sau trung học phổ thông đi học nghề và hệ thống cao đẳng chuyên nghiệp đạt trên 40%.
Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở 180/180 đơn vị cấp xã; phấn đấu 180/180 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, 180/180 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 trở lên; duy trì vững chắc kết quả công tác xóa mù chữ, phấn đấu tăng số xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dạy học của các trung tâm tin học, ngoại ngữ ngoài công lập.
Tiếp tục quan tâm công tác giáo dục dân tộc; thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường mầm non thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hoàn thiện đề án thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT trên địa bàn tỉnh.
5. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
Xác định nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho từng địa phương, từng vùng miền; xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; triển khai phần mềm quản lý cơ sở vật chất, thiết bị; xây dựng các chương trình, đề án cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để xây dựng trường chuẩn quốc gia và các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục, ưu tiên các địa phương khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc và lớp 1.
Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đã được đầu tư; đặc biệt là các thiết bị công nghệ phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức thi sử dụng phòng học thông minh; tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị không sử dụng hoặc thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục
Triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; từng bước sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc) trong các trường phổ thông. Tiếp tục triển khai mô hình giáo dục thông minh, lớp học thông minh; khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng các phần mềm trong dạy học.
Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực hiện có hiệu quả Đề án “Chuyển sang tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có khả năng xã hội hóa cao, giai đoạn 2019- 2025”; cơ sở giáo dục chủ động trong sử dụng kinh phí ngân sách hiệu quả, cũng như sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nâng cao kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo ở tất cả các cơ sở trường học.Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả quản lý nhà nước.
Điều chỉnh đề án phát triển trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành gắn với phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đáp ứng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nhà.
Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, kinh nghiệm sử dụng các phần mềm ứng dụng quản lý nhà trường, tiếp cận công nghệ mới về dạy học với các cơ sở giáo dục có uy tín trong nước.
Chỉ đạo một số cơ sở giáo dục phổ thông có điều kiện chủ động, mở rộng hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức như giao lưu, tạo điều kiện để nhà giáo, học sinh tiếp xúc với môi trường đào tạo chất lượng cao tại các trường học ở trong nước và nước ngoài.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, có kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo công tác chuyên môn, đẩy mạnh các giải pháp phù hợp, quyết liệt để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và phân cấp quản lý, chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo.
3. Các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành; phối hợp tốt với Sở Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo tại địa phương.
4. Các cơ quan truyền thông của tỉnh như Báo Yên Bái, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, xã hội tỉnh tăng cường sự phối hợp với ngành giáo dục, đặc biệt trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo; công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục; huy động các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm của ngành, đơn vị mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học 2019 -2020. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai Chỉ thị này tới các cơ quan, đơn vị và đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành để thực hiện./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.