ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND |
Phú Thọ, ngày 24 tháng 9 năm 2019 |
V/V TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong thời gian vừa qua, công tác chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tai nạn giao thông được kiềm chế, hoạt động giao thông được đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp; việc kiềm chế tai nạn giao thông chưa thực sự bền vững, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông chưa cao, tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông còn xảy ra nhiều, nhất là các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn; lưu lượng phương tiện giao thông gia tăng, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu...
Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung, chương trình, kế hoạch về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm về trật tự an toàn giao thông.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các cơ quan liên quan trong công tác đảm bảo về trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền về các giải pháp thực hiện các chủ đề an toàn giao thông hằng năm.
- Chỉ đạo các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, lãnh đạo các cấp, các ngành phải đề cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên để tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, cần xây dựng kế hoạch với các mục tiêu cụ thể; quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để kiềm chế giảm thiểu tai nạn giao thông bền vững, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, vận động người thân tự giác chấp hành và tích cực đấu tranh, lên án với các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; theo dõi chặt chẽ các cá nhân sai phạm xử lý, đánh giá xếp loại cuối năm.
- Tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế, xử lý vi phạm, bảo đảm mọi hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông phải được phát hiện và xử lý nghiêm. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm trên tuyến giao thông. Điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Kiên quyết xử lý bằng pháp luật hình sự các vụ tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm;
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, khảo sát, kiến nghị khắc phục các bất hợp lý về hạ tầng, tổ chức giao thông, các “điểm đen” về tai nạn giao thông. Xây dựng chương trình, phương án cụ thể, xác định nhiệm vụ địa bàn trọng tâm, trọng điểm xe quá khổ quá tải, lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy; phân công lực lượng tổ chức điều tiết, hướng dẫn, phân luồng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt, an toàn trong các dịp tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước và của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, điều chỉnh tổ chức giao thông, duy tu, bảo trì các tuyến giao thông; kiểm tra điều kiện an toàn các công trình giao thông, quyết liệt chỉ đạo công tác cắm biển báo theo quy định trên các tuyến đường giao thông. Thường xuyên rà soát, kịp thời, khắc phục những yếu tố gây mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ; các điểm đen giao thông, các sự cố giao thông, đường sắt, đường thủy nội bảo đảm phù hợp, an toàn cho hoạt động vận tải.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, nhất là kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. Kiểm soát chặt chẽ phương tiện và người điều khiển phương tiện, gắn trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải với các hành vi vi phạm liên quan đến phương tiện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo vệ môi trường,... Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý những sai phạm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có) trong hoạt động quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
- Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; tăng thời lượng và đa dạng hóa hình thức giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông ở tất cả các cấp học. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên.
- Phối hợp kiểm soát chặt chẽ hoạt động đưa đón, vận chuyển học sinh bằng xe ô tô. Yêu cầu các cơ sở giáo dục có tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô phải có đầy đủ điều kiện theo các quy định của pháp luật; quy định rõ những yêu cầu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
8. Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, phân bón, nông sản, xây lắp các công trình có sử dụng kết cấu siêu trường, siêu trọng, kinh doanh xăng, dầu,... thực hiện nghiêm các quy định về bốc, xếp hàng hóa lên xe ô tô, phối hợp với các cơ quan liên quan cương quyết không để tình trạng xe ô tô chở hàng quá tải đi và đến các đầu mối hàng hóa của doanh nghiệp.
- Sở Công Thương phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh các loại xe máy điện, xe đạp điện và mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, rà soát, thống kê, phân loại và xử lý các tồn tại về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và áp giá bồi thường thiệt hại đối với công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành, thị kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng đất liên quan đến hành lang an toàn đường bộ.
9. UBND các huyện, thành, thị:
- Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch cụ thể và tăng cường các giải pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc có văn bản chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai hiệu quả đảm bảo phù hợp với tình hình tại địa phương. Tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp giải tỏa hành lang an toàn giao thông; bảo vệ duy trì bảo đảm an ninh trật tự trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa thuộc địa bàn quản lý; giải tỏa hành lang an toàn giao thông đảm bảo trật tự an toàn trên tuyến đường sắt, kiên quyết ngăn chặn không phát sinh những lối đi dân sinh mới.
- Chỉ đạo Ban An toàn giao thông cấp huyện, nâng cao vai trò trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn; nhất là trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở địa phương.
10. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội:
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Duy trì, phát triển đa dạng các phong trào quần chúng, mô hình tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông bảo đảm phù hợp, thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa giao thông trong cộng đồng dân cư.
Yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc chỉ đạo thực hiện các nội dung trên./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.