UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2008/CT-UBND |
Lai Châu, ngày 09 tháng 9 năm 2008 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có những bước chuyển biến căn bản, tỷ lệ giải quyết các vụ việc năm sau cao hơn năm trước; Nhiều vụ việc thi hành án phức tạp đã được giải quyết dứt điểm; Công tác kiện toàn bộ máy tổ chức và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác thi hành án được tăng cường. Tuy nhiên, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, số án tồn đọng còn nhiều. Nguyên nhân: Lượng án ngày một gia tăng, nhiều vụ việc phức tạp với số tiền phải thi hành lớn; Sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan đôi lúc chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; Đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu nhiều so với chỉ tiêu biên chế được giao…
Ngày 01 tháng 7 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg và Chỉ thị 21/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tập trung làm tốt các nội dung sau:
1. Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh và các huyện, thị xã
a. Tổ chức thực hiện tốt quy chế và kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo đề ra;
b. Thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp tăng cường sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án dân sự.
2.1. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy
a. Thực hiện tốt Quy chế uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án dân sự, tuyển dụng cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng để đáp ứng yêu cầu công việc được giao;
b. Rà soát, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, đồng thời đề ra giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong toàn tỉnh;
c. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin được phản ánh qua “Đường dây nóng” về công tác thi hành án dân sự; Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án đúng thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức tối đa những khiếu nại, tố cáo phức tạp mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp.
2.2. Chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự
a. Thực hiện việc tổng rà soát, xác minh, phân loại án, tổ chức các đợt cao điểm giải quyết các vụ việc thi hành án, nhằm giảm dần số lượng án còn tồn đọng; Phấn đấu thi hành xong hoàn toàn 75% trở lên số việc và 55% về tiền trên số việc và tiền có điều kiện thi hành;
b. Dừng chuyển giao việc thi hành án có giá trị không quá 500.000 đồng cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã). Đối với những vụ việc thi hành án đã chuyển giao, Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp tục đôn đốc thi hành dứt điểm, những địa phương đôn đốc thi hành án không hiệu quả thì Thi hành án dân sự các huyện, thị xã rút hồ sơ về để trực tiếp thi hành;
c. Phối kết hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cùng cấp trong công tác thi hành án dân sự, kịp thời giải quyết vướng mắc, khó khăn về thi hành án, thực hiện tốt công tác xét miễn, giảm các khoản án phí, tiền phạt theo quy định của pháp luật, nhằm làm giảm lượng án tồn đọng;
d. Thực hiện thí điểm việc uỷ quyền cho trại giam trực tiếp đôn đốc thi hành các khoản phải thi hành án nộp ngân sách nhà nước (án phí, tiền phạt, tiền tịch thu sung ngân sách nhà nước, truy thu…) mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam đó, tạo điều kiện cho người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thực hiện nghĩa vụ về thi hành án dân sự, làm căn cứ xét đặc xá hàng năm;
đ. Thực hiện tốt công tác giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ, Thông tư 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 của Bộ Tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, hư hỏng vật chứng, tài sản;
e. Thi hành án dân sự tỉnh xây dựng kế hoạch và tăng cường kiểm tra công tác thi hành án đối với thi hành án dân sự các huyện, thị xã nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các đơn vị, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự;
f. Chú trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài, vượt cấp; Hạn chế phát sinh việc khiếu nại, tố cáo mới;
g. Thi hành án dân sự tỉnh lập kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, xây dựng kho vật chứng cho các cơ quan Thi hành án dân sự thuộc tỉnh trình Bộ Tư pháp xét cấp kinh phí, đồng thời báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo và kiến nghị Bộ Tư pháp giải quyết;
h. Tham mưu với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án, nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
i. Ưu tiên tuyển dụng con em dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu có trình độ trung cấp pháp lý vào làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, huyện.
a. Chỉ đạo các Phòng, ban, đơn vị chuyên môn phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc cưỡng chế thi hành án, hỗ trợ việc bảo đảm an toàn trụ sở, kho vật chứng của cơ quan thi hành án trong trường hợp cần thiết;
b. Chỉ đạo các trại giam chú trọng việc trực tiếp đôn đốc người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam trong tỉnh thi hành các khoản thi hành án theo uỷ quyền của cơ quan thi hành án dân sự;
c. Chỉ đạo các cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hạn chế việc tẩu tán tài sản, đảm bảo hiệu quả việc thi hành án; Thực hiện chuyển giao vật chứng và các tài liệu liên quan đầy đủ, kịp thời cho cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật.
a. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh.
b. Phối kết hợp với cơ quan Thi hành án trong việc định giá tài sản về thi hành án và bán đấu giá tài sản sung ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
5. Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các tổ chức tín dụng khác
Phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc cung cấp thông tin về tài khoản của người phải thi hành án, thực hiện các quyết định của cơ quan thi hành án về cưỡng chế trừ vào thu nhập, khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã
a. Kiện toàn Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở địa phương, tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, đoàn thể ở địa phương trong việc thi hành án dân sự;
b. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ Cơ quan Thi hành án trong việc thi hành án trên địa bàn;
c. Tạo điều kiện, hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị này. Giao Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.