UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2007/CT-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 14 tháng 3 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VÀ KIỂM SOÁT BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật bức xạ, hạt nhân đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống như y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học…Những ứng dụng này đã đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.
Căn cứ Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/6/1996, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ; tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức, chuyên môn kỹ thuật; phổ biến quy định đăng ký nguồn bức xạ và điều kiện xin cấp phép hoạt động cho các cơ sở bức xạ.
Từ khi triển khai đến nay, công tác quản lí nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các kết quả kiểm tra trên địa bàn tỉnh cho thấy vẫn còn một số cơ sở có hoạt động bức xạ chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và kiểm soát bức xạ, cụ thể như: không khai báo, đăng ký nguồn; hoạt động không có giấy phép; thiết bị không được kiểm định; phòng đặt thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn; cán bộ quản lí cơ sở bức xạ và cán bộ chuyên môn chưa được đào tạo hoặc đào tạo lại; trang bị phương tiện cá nhân để đảm bảo an toàn bức xạ chưa đạt yêu cầu…
Để chấn chỉnh tình trạng này và nhằm tăng cường công tác quản lí nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Tổ chức, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở bức xạ thực hiện nghiêm chỉnh các qui định pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
b) Tổ chức tốt công tác quản lí nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân:
- Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về khai báo, đăng ký, cấp phép đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng máy X-quang trong y tế.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí kịp thời, kiên quyết các vi phạm về an toàn bức xạ. Từ quý 3 năm 2007, tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành qui định về an toàn bức xạ của các cơ sở bức xạ. Thu hồi giấy phép hoạt động đối với những cơ sở X-quang y tế vi phạm các điều kiện về an toàn bức xạ theo pháp luật quy định.
- Chỉ đạo, kiểm tra và thống kê, báo cáo định kỳ các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ và các hoạt động bức xạ tại địa phương theo quy định của pháp luật.
c) Kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn, trang bị các thiết bị bảo hộ, điều kiện làm việc cho cán bộ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.
d) Hàng năm, tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân) và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Y tế:
a) Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền của ngành dành một phần kinh phí để thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân; chỉ đạo các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về mặt pháp lí cũng như đảm bảo đạt yêu cầu về cơ sở vất chất, trang thiết bị và các phương tiện bảo hộ chuyên ngành.
b) Chỉ cấp giấy phép hành nghề y, dược đối với những cơ sở y tế có sử dụng nguồn bức xạ sau khi có giấy phép hoạt động cơ sở bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ cấp.
c) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện an toàn bức xạ của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
3. Cục Hải quan:
Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan cho nguồn bức xạ, hàng hóa chứa chất phóng xạ khi có giấy phép của Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng thời thông báo cho Sở Khoa học và Công nghệ biết bằng văn bản để theo dõi và hướng dẫn khai báo, đăng ký và xin giấy phép hoạt động. Trong trường hợp không đủ điều kiện thông quan thì báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ biết để phối hợp xử lí.
4. Công an tỉnh:
Công an tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức:
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ.
b) Điều tra các vụ mất nguồn phóng xạ, kinh doanh và sử dụng nguồn bức xạ trái phép.
5. Các cơ sở có hoạt động bức xạ:
a) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân. Trước mắt thực hiện các thủ tục khai báo, đăng ký và xin cấp phép hoạt động.
b) Phải có biện pháp xử lí kịp thời khi có sự cố bức xạ xảy ra.
c) Kiểm tra, rà soát quy trình kỹ thuật sử dụng nguồn phóng xạ.
d) Phải có biện pháp bảo vệ môi trường; bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nhân viên bức xạ; bảo vệ nguồn phóng xạ, kiểm soát chất thải phóng xạ.
đ) Hàng năm báo cáo kết quả về việc thực hiện công tác an toàn bức xạ của cơ sở gửi cho Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo để Sở tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
6. Các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển chất phóng xạ dạng rắn, lỏng, khí bằng các phương tiện vận chuyển trên đường bộ, đường thủy, đường sắt thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương phải tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư 14/2003/TT-BKHCN ngày 11/7/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức, cá nhân có hoạt động bức xạ và nhân dân biết và thực hiện./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.