BỘ
THUỶ SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2001/CT-BTS |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2001 |
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, chỉ đạo các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội và các địa phương có biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng đơn vị để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã trở thành biện pháp quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, Bộ Thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản; Các tổ chức, cá nhân trong ngành đã có nhiều biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế trong khi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Để duy trì và nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với mọi tổ chức và cá nhân trong ngành, thi hành triệt để Chỉ thị số 29/2001/CT-TTg ngày 30/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chỉ thị:
Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có quản lý thuỷ sản) thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau:
2. Tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
a/ Phải thực hiện tốt quy hoạch, chuẩn bị đầu tư chu đáo, bảo đảm đúng kế hoạch, lập dự án khả thi sát với yêu cầu, tiêu chuẩn và định mức, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và nghiệm thu công trình.
b/ Công bố công khai việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư xây dựng có bản, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, tập trung, có hiệu quả, đúng Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
c/ Thực hiện đúng Quy chế Đấu thầu. Nghiêm cấm việc chọn thầu, chỉ định thầu sai nguyên tắc.
d/ Tổ chức giám sát chặt chẽ công tác thi công các công trình xây dựng cơ bản. Các cơ quan, đơn vị có công trình xây dựng phải công khai quy hoạch, thiết kế và dự toán để cán bộ công nhân viên của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng từ đấu thầu, thực hiện dự án, đến mua sắm thiết bị và nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
3. Tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sử dụng tài sản công và sử dụng ngân sách nhà nước.
a/ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chi tiêu, hội họp, trang bị điện thoại, mua sắm và sử dụng ô tô... trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Triệt để tiết kiệm trong việc tổ chức các cuộc họp và hội nghị.
b/ Vụ Tài chính Kế toán chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại các quy định về tổ chức đón nhận các danh hiệu, kỷ niệm ngày thành lập đơn vị, tổ chức hội nghị, hội thảo..., nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và xây dựng ban hành Quy chế tài chính, chế độ chi tiêu, bảo đảm được yêu cầu nhưng thực sự tiết kiệm.
c/ Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thực hiện đúng chế độ công khai tài chính. Vụ Tài chính Kế toán hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chế độ công khai tài chính ở các đơn vị theo phân cấp. Tăng cường sự giám sát, kiểm tra của nhân dân và các tổ chức đoàn thể, quần chúng.
d/ Vụ Tài chính Kế toán, Văn phòng Bộ, theo chức năng nhiệm vụ được giao, kiểm tra và công bố công khai các đơn vị sử dụng lãng phí kinh phí nhà nước, thực hiện không đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại, mua sắm và sử dụng ô tô, sử dụng đất, trụ sở, phòng làm việc... không đúng chế độ quy định, kiên quyết xử lý, thu hồi, hoặc thực hiện việc điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu.
e/ Nghiêm cấm: Việc chi "hộ", chi "thay" hoặc đóng góp kinh phí của doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có thu, cho cơ quan quản lý nhà nước; Sử dụng công quỹ nhà nước, tập thể làm quà biếu và nhận quà biếu dưới bất cứ hình thức nào; Giữ lại các khoản phải nộp ngân sách nhà nước để sử dụng trái chế độ quy định, kể cả đầu tư mua sắm tài sản, chi phúc lợi hoặc thưởng cho cán bộ công nhân viên.
Phụ trách tài chính các đơn vị kiểm tra, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm xác định rõ trách nhiệm đối với Thủ trưởng đơn vị nếu phát hiện vi phạm các quy định nói trên.
4. Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.
a/ Doanh nghiệp phải căn cứ chế độ do nhà nước quy định để ban hành quy chế sử dụng điện thoại của doanh nghiệp theo nguyên tắc: tiết kiệm, có định mức cụ thể, nếu sử dụng quá mức quy định thì cá nhân tự thanh toán.
b/ Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh nhất thiết phải có định mức sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích cũng phải thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí. Có chế độ thưởng khuyến khích tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
c/ Việc tổ chức hội nghị, tiếp khách, ngày lễ, Tết, đón nhận Huân, Huy chương, đi công tác trong và ngoài nước... Phải triệt để tiết kiệm và thực hiện đúng chế độ chi tiêu đã quy định.
5. Quỹ Nhân đạo nghề cá phải công khai nguồn thu, kết quả phân phối, sử dụng của Quỹ theo đúng Quy chế công khai tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ trưởng các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có quản lý thuỷ sản) có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
|
Tạ Quang Ngọc (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.