ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND |
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 4 năm 2021 |
Từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình trật tự, an toàn giao thông (sau đây viết tắt là TTATGT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến rất phức tạp; số người chết do tai nạn giao thông tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 12 người), đã xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Km13+570, đoạn dốc Bả Vai thuộc đường tỉnh 530, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh làm 07 người tử vong; 01 vụ tai nạn giao thông trên QL1A thuộc địa phận xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An liên quan đến xe khách mang biển kiểm soát tỉnh Thanh Hóa làm 02 người tử vong và nhiều người khác bị thương; tình trạng ùn tắc cục bộ phương tiện giao thông trong những ngày cao điểm trên các tuyến quốc lộ thường xuyên xảy ra; tình trạng lấn chiếm lòng đường, lề đường, hành lang an toàn giao thông; thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép; phương tiện chở hàng quá tải trọng, quá khổ… tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài nguyên nhân khách quan như số lượng phương tiện giao thông gia tăng nhanh, trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, thì nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (sau đây viết tắt là ATGT) của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe còn yếu kém, vi phạm TTATGT, đặc biệt là các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông như: sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khi lái xe; không chấp hành biển báo, tín hiệu đèn giao thông; chạy quá tốc độ, đi sai làn đường, phần đường, đi ngược chiều; chở quá tải trọng, quá số người theo quy định; người đi mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm...; hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT ở một số địa phương chưa tạo được sức lan tỏa sâu rộng; cấp ủy chính quyền, Ban ATGT một số huyện và một số sở, ngành được phân công chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT; hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT của các lực lượng chức năng chưa cao.
Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012; Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia, Tỉnh ủy góp phần kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
- Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, nhất là các vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, các lỗi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, đi không đúng làn đường, vượt sai quy định, chở quá tải trọng, quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm; xe hết niên hạn sử dụng để vận chuyển hàng hóa và tham gia giao thông, đặc biệt là trên địa bàn các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; xe đưa đón học sinh, công nhân tại các khu công nghiệp; phương tiện thủy nội địa không có đăng ký, đăng kiểm, hoạt động của các bến khách ngang sông….Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với lái xe sử dụng ma túy, tập trung thực hiện ở những tuyến Quốc lộ, đường tỉnh trọng điểm, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; thực hiện các biện pháp phòng, chống đua xe trái phép.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT; vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát, kiến nghị các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; chú trọng tại các tuyến đường mới khai thác, sử dụng; kiến nghị việc giải quyết các “điểm đen” tai nạn giao thông, các điểm có nguy cơ là “điểm đen” và mất ATGT; thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông.
- Chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; cùng với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử công khai một số vụ việc điển hình để tuyên truyền cảnh báo, phòng ngừa chung.
- Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, thực hiện thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện gây tai nạn giao thông, xử lý nghiêm theo quy định đối đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm; tăng cường khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để quản lý và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp xe ôtô kinh doanh vận tải vi phạm.
- Tổ chức đợt cao điểm kiểm soát tải trọng phương tiện kết hợp với kiểm tra kích thước thành thùng xe; xác định các tuyến, địa bàn phức tạp để kiểm tra tải trọng lưu động; xây dựng kế hoạch kiểm soát, xử lý vi phạm tải trọng ngay tại chân hàng, nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng, bến bãi, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ôtô; trong đó, tập trung các xe chở cát, đất, đá xây dựng trên các tuyến đường tỉnh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; chấn chỉnh công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết, xử lý nghiêm, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện xe cơ giới.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang ATGT thuộc địa bàn quản lý của UBND cấp huyện, cấp xã; đề xuất xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan tổ chức rà soát, xử lý các “điểm đen”, các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông cao; đề xuất UBND tỉnh để ưu tiên đầu tư, cải tạo, bổ sung, hoàn thiện công tác tổ chức giao thông, hệ thống cảnh báo, hướng dẫn lái xe trong điều kiện đường đèo dốc dài, nhiều đường cong trên các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường trên địa bàn các huyện miền núi.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên quan; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn.
- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe kinh doanh vận tải, khám sức khỏe cho người học lái xe đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
- Chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe; phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn với xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp phù hợp với từng cấp học.
- Yêu cầu người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ký và thực hiện cam kết với cha mẹ học sinh về việc bảo đảm ATGT cho con, em mình; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho con, em mình điều khiển khi chưa đủ tuổi hoặc khi chưa có giấy phép lái xe; cha mẹ, gia đình có trách nhiệm phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn trước khi cho phép con, em mình điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp với các ngành chức năng và các đơn vị kinh doanh vận tải, cơ sở đào tạo lái xe tổ chức khám sức khỏe và lập sổ theo dõi sức khỏe định kỳ cho người lái xe theo đúng quy định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khám sức khỏe cho người lái xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải, người học lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe; thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý lái xe và các cơ quan chức năng khi phát hiện lái xe có sử dụng ma túy.
- Nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định; đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân trong thời gian sớm nhất kể từ khi nhận thông tin yêu cầu cấp cứu.
Trong quá trình tổ chức lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng cần quy định, bổ sung nội dung đảm bảo đấu nối ATGT đối với các địa điểm khai thác công trình, nhất là tại các địa điểm có trường học, bệnh viện, khu văn hóa có hoạt động đông người.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thanh Hóa, Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa
- Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, nội dung tuyên truyền pháp luật về TTATGT đảm bảo hiệu quả, thiết thực (xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm vùng miền, tôn giáo, bằng ngôn ngữ của nhiều dân tộc để truyền thông tại cơ sở, phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở).
- Tăng thời lượng tuyên truyền về bảo đảm TTATGT vào các khung giờ cao điểm, tập trung vào thời gian trước, trong các ngày nghỉ lễ, tết; đưa các hình ảnh để cảnh báo về tai nạn giao thông trên truyền hình vào khung giờ hợp lý để người dân biết; cảnh báo các nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, chế tài xử lý nếu vi phạm để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của người dân khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nghiêm công tác đảm bảo TTATGT; lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy; gắn trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền, địa phương trong công tác bảo đảm TTATGT.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các nhà trường trong việc giữ gìn TTATGT; đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông”; thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”.
- Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giúp thanh, thiếu niên hoàn thiện các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; cách lựa chọn và sử dụng mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng quy định; cách nhận diện và phòng tránh các tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
8. Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa
- Tăng cường vai trò quản lý của Hiệp hội, tuyên truyền và yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đặc biệt là công tác đảm bảo ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải.
- Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải tuyên truyền, quán triệt đến đội ngũ lái xe về nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATGT khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe an toàn; kiên quyết loại bỏ những lái xe bị phát hiện sử dụng rượu bia, ma túy và các chất kích thích cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ về công tác đảm bảo ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải; có hình thức khen thưởng, tuyên dương đối với những đơn vị chấp hành tốt quy định đảm bảo ATGT; phê bình, nhắc nhở đối với những đơn vị chấp hành không tốt quy định đảm bảo ATGT.
9. Chủ tịch UBND, Trưởng ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, hành lang ATGT để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, dựng rạp đám cưới... gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, Công an cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT như: Sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi điều khiển phương tiện; phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải, quá khổ, quá số người, bốc xếp hàng hóa quá tải lên xe ô tô tại các đầu mối bốc xếp hàng hóa, mỏ; xe đưa đón học sinh, công nhân tại các khu công nghiệp; phương tiện thủy nội địa không có đăng ký, đăng kiểm, hoạt động của các bến khách ngang sông; tụ tập đua xe trái phép; xe hết niên hạn sử dụng, xe tự chế, xe không được phép lưu hành… hoạt động trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, cam kết chấp hành các quy định về ATGT đối với học sinh, công nhân các nhà máy, khu công nghiệp đóng trên địa bàn.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng cắm chốt tại các khu vực, đoạn, tuyến phức tạp về TTATGT trong các giờ cao điểm để hướng dẫn, cảnh báo, nhắc nhở đối với người tham gia giao thông như: trước cổng trường, cổng chợ, cổng các nhà máy, khu công nghiệp...
- Chỉ đạo chính quyền cấp phường, tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở quy định về ATGT đến các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn; nắm bắt thông tin có liên quan về người và phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa của đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ATGT như: lái xe không đảm bảo điều kiện, phương tiện không đảm bảo an toàn; xe hết niên hạn sử dụng; thường xuyên vận chuyển quá khổ, quá tải... để thông tin, phản ánh kịp thời cho các cơ quan chức năng ngăn chặn xử lý, phòng ngừa tai nạn giao thông.
10. Đề nghị Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác công tác bảo đảm TTATGT.
11. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp
Phối hợp với lực lượng Công an các cấp khẩn trương đưa ra truy tố, xét xử công khai một số vụ việc vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông để tuyên truyền cảnh báo, phòng ngừa chung.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; tuyên truyền sâu, rộng tới mọi đối tượng nhất là thanh thiếu niên, công nhân, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người lao động, lái xe khách và vận tải hàng hóa; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” một cách thiết thực, hiệu quả hơn, tránh hình thức.
13. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh đề xuất với Trưởng Ban ATGT tỉnh thành lập các đoàn công tác để kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ tổng hợp báo cáo, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm được giao trong công tác đảm bảo TTATGT.
14. Yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện của các cá nhân, đơn vị; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ theo tháng, quý./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.