BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2010 |
Trong thời gian gần đây tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất còn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người, an ninh xã hội và môi trường. Vẫn còn một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong sản xuất, mua bán, vận chuyển, sử dụng các hóa chất nguy hiểm, chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, khai báo, hoạt động hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ thị:
a) Rà soát; thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất do Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty quản lý; thống kê các loại hóa chất, hỗn hợp hóa chất và số lượng sử dụng trong năm của từng cơ sở;
b) Nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm;
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, quy phạm, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, đề xuất sửa đổi các quy định chưa phù hợp của pháp luật về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm;
d) Thực hiện các quy định về khai báo hóa chất, lập và lưu giữ phiếu an toàn hóa chất, xây dựng Biện pháp và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất. Các doanh nghiệp phải đảm bảo tốt nhất khả năng phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất;
đ) Kiểm tra, cải tạo nâng cấp kho chứa hóa chất nguy hiểm nhằm đáp ứng các yêu cầu được quy định tại TCVN 5507:2002 và các tiêu chuẩn liên quan;
e) Chấp hành đúng quy định những người làm công việc liên quan đến hóa chất nguy hiểm như cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách an toàn, áp tải hàng, thủ kho, bốc xếp, vận chuyển, bảo vệ và những người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm đều phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện về an toàn hóa chất;
g) Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất của đơn vị.
a) Tăng cường các biện pháp quản lý và kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trong các ngành công thương thuộc địa bàn quản lý;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý; đặc biệt là trong việc thực hiện an toàn hóa chất;
c) Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất có mức tồn chứa hóa chất nguy hiểm với khối lượng vượt ngưỡng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất phải lập Biện pháp và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất;
d) Tổ chức huấn luyện, tập huấn về an toàn hóa chất cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp hoạt động hóa chất trên địa bàn;
đ) Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn vi phạm các quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất.
Phối hợp với Cục Hóa chất, Cục Quản lý thị trường và các Vụ quản lý ngành ban hành danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) và các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng phù hợp yêu cầu bảo vệ sức khỏe con người, môi trường sinh thái để tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa, vệ sinh thực phẩm.
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất theo quy định;
b) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công thương;
c) Đẩy mạnh công tác thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các doanh nghiệp hoạt động hóa chất nguy hiểm.
Cục Hóa chất có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương tình hình thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.