ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND |
Hải Phòng, ngày 12 tháng 5 năm 2022 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM
Thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của Chính phủ, các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương trên địa bàn thành phố đã tích cực triển khai các giải pháp phòng, chống tai nạn, thương tích nói chung, phòng, chống đuối nước trẻ em nói riêng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vào mỗi dịp hè trên địa bàn thành phố vẫn thường xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước, gây tử vong cho nhiều trẻ em. Năm 2021, theo số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn thành phố có 29 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, trong đó, số trẻ tử vong do đuối nước là 26 trẻ em. Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, nhất là phòng, chống đuối nước trẻ em đặc biệt là trong mùa hè, mùa mưa bão sắp đến, thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBQGVTE ngày 04/4/2022 của Ủy ban Quốc gia về Trẻ em về việc tảng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em; Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố: số 216/KH-UBND ngày 31/8/2020 về triển khai, thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn thành phố Hải Phòng; số 224/KH-UBND ngày 30/9/2021 về việc phòng, chống; tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030.
Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, nhất là công tác truyền thông, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, từng trường học, lớp học kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát, trông giữ trẻ. Vận động các gia đình chủ động đưa trẻ đi học bơi và học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đôn đốc, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể thành phố liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em và của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Mô hình “Ngôi nhà an toàn” theo Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và Mô hình “Xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em” theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 về Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và người chăm sóc trẻ về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em; phối hợp tổ chức Giải bơi cứu đuối, phòng, tránh tai nạn, thương tích trẻ em cấp thành phố và tại một số huyện; tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.
Đẩy mạnh việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, phòng, tránh đuối nước trẻ em vào các hoạt động dạy và học của các cấp học đặc biệt trước mỗi kỳ nghỉ hè nhằm tuyên truyền nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để trẻ em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.
Chỉ đạo nhà mường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích, phòng, tránh đuối nước; chủ trì thực hiện Mô hình “Trường học an toàn”, “Nhà trẻ, mẫu giáo an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em”.
Đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai các lớp dạy bơi cho trẻ em nhằm nâng cao kỹ năng bơi, kỹ năng cứu đuối và an toàn dưới nước cho trẻ em đảm bảo hiệu quả; hướng dẫn địa phương về việc tổ chức học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi và các điều kiện cần thiết liên quan về việc hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi, các dịch vụ liên quan cho học sinh, trẻ em.
Phối hợp với Thành đoàn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức bàn giao và tiếp nhận học sinh tham gia sinh hoạt hè; tổ chức các hình thức ôn tập văn hóa phù hợp cho học sinh trong dịp hè; tổ chức hoạt động hè an toàn, bổ ích không để xảy ra tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
Tiếp tục triển khai thực hiện việc xây dựng mô hình “Cộng đồng an toàn” theo Quyết định số 170/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích; tổ chức tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu người bị đuối nước cho cán bộ tuyến cơ sở, cộng tác viên y tế.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu, điều trị, vận chuyển cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước; tăng cường tuyên truyền cho nhân dân về kỹ năng sơ, cấp cứu trẻ em bị đuối nước.
Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em tại các cơ sở dịch vụ và hoạt động luyện tập thể dục, thể thao, bể bơi, hồ bơi, các khu vui chơi giải trí.
Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của các điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng như thư viện, nhà văn hóa, viện bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, sân chơi cộng đồng...; chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè nhằm tạo sân chơi an toàn, bổ ích cho trẻ em; ngăn chặn, xử lý việc cung cấp, lan truyền các sản phẩm, nội dung phản cảm, có hại, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên và hướng dẫn viên dạy bơi; vận động, đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ và kỹ năng phòng, chống đuối nước, chủ động đưa trẻ em đi học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ em biết bơi và biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước tại cộng đồng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Giải bơi Thiếu niên, nhi đồng, Bơi cứu đuối, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm thúc đẩy phong trào dạy bơi, học bơi của trẻ em trên địa bàn thành phố.
Tăng cường công tác tuần tra, cứu hộ, cứu nạn tại các bãi biển; cắm cờ, biển báo tại các vùng nước xoáy nhằm cảnh báo, phát hiện và ứng cứu kịp thời các tai nạn, thương tích có thể xảy ra; rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có hồ bơi, kinh doanh phương tiện vận chuyển hành khách du lịch đường thủy đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định an toàn giao thông đường thủy; thông tin, cảnh báo cho du khách về các địa điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, đuối nước.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của thành phố đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện quyền trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em, biện pháp, kỹ năng về sơ cứu, cấp cứu cho trẻ em bị đuối nước; tăng cường nội dung thông tin phục vụ nhu cầu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp hè.
Tăng cường kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đặc biệt là giao thông đường thủy và đường bộ; tăng cường truyền thông về việc thực hiện các quy định an toàn giao thông cho trẻ em.
Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại các Kế hoạch: số 216/KH-UBND ngày 31/8/2020; số 224/KH-UBND ngày 30/9/2021; chủ động triển khai, tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em; tăng cường vận động nguồn lực xây dựng các điểm vui chơi, giải trí an toàn cho trẻ em. Nghiên cứu nhân rộng Mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em.
Thành đoàn Hải Phòng chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đoàn các cấp thực hiện việc phối hợp với cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương tiếp nhận, quản lý, tổ chức hoạt động rèn luyện kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho thiếu niên, nhi đồng.
10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Chỉ đạo, tổ chức, phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các tổ chức, các thành viên của Ban Bảo vệ trẻ em cấp huyện và cấp xã, các cá nhân tình nguyên tham gia quản lý chặt chẽ trẻ em trong thời gian không đến trường, đặc biệt là dịp nghỉ hè, các thời gian bão, lũ, thiên tai để bảo đảm an toàn cho trẻ em nhất là đuối nước. Tổ chức vận động các hộ gia đình cam kết trách nhiệm xây dựng ngôi nhà an toàn, đảm bảo an toàn cho trẻ em. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho trẻ em trong mùa hè.
Chủ động bố trí, đầu tư ngân sách địa phương và vận động xã hội xây dựng, bảo dưỡng cơ sở vật chất, thiết chế thể dục, thể thao, phát triển hệ thống bể bơi thông minh, bể bơi tự tạo để tổ chức các lớp dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước và phổ cập bơi an toàn cho trẻ em.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, công chức, các ngành, đoàn thể liên quan triển khai kiểm tra, rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm (hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm, công trình chứa nước...) có nguy cơ gây tai nạn đuối nước trên địa bàn, chủ động triển khai các biện pháp cảnh giới, phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đuối nước, rơi, ngã và các nguy cơ gây mất an toàn khác tại địa bàn và các hộ gia đình, trường học, lớp học để đảm bảo môi trường sống an toàn cho trẻ em.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục; tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em cho cha mẹ, trẻ em, học sinh và cộng đồng dân cư; trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh quận, huyện, xã, phường.
Thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em tại địa phương; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước tại địa bàn. Biểu dương, nhân rộng kịp thời những sáng kiến hay, những mô hình tốt, đóng góp ý nghĩa cho xã hội, gia đình, cộng đồng trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại địa phương, cơ sở./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.