BỘ
GIÁO DỤC |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 06-CT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 1971 |
VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG CỤ THỂ VỀ THI HẾT CẤP I, CẤP II VÀ TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG 10 NĂM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Trước đây, Bộ Giáo dục đã ban hành một số chủ trương về thi hết cấp I, hết cấp II và tốt nghiệp phổ thông 10 năm. Rút kinh nghiệm của một số năm thực hiện, nay ban hành một số chủ trương cụ thể về thi hết cấp I, hết cấp II và tốt nghiệp phổ thông 10 năm như sau.
I. CHƯƠNG TRÌNH THI, MÔN THI, ĐỀ THI
- Đối với cấp I là chương trình lớp 4 hiện đang học.
- Đối với cấp II là chương trình lớp 7 hiện đang học.
- Đối với tốt nghiệp phổ thông là chương trình lớp 10 hiện đang học.
B. Môn thi và thời gian công bố môn thi
Thi hết cấp I:
Ba môn (trong đó hai môn Tập làm văn và Toán là cố định, ngoài ra hàng năm sẽ chọn một trong những môn học khác còn lại. Riêng môn Chính tả, không thi hành bài riêng mà tính điểm kết hợp trong bài Tập làm văn).
Đối với những trường có học sinh học tiếng dân tộc (như tiếng Mèo, tiếng Tày, Nùng, tiếng Hán, tiếng Thái), còn phải thi thêm một bài Chính tả ngắn bằng tiếng dân tộc.
Thi hết cấp II:
Bốn môn (trong đó hai môn Văn và Toán là cố định, ngoài ra hàng năm sẽ chọn lại ba trong số những môn học khác còn lại).
Hàng năm, Bộ Giáo dục sẽ quyết định các môn thi theo nguyên tắc nói trên và công bố những môn thi ấy vào ngày 01 tháng 4.
Thi tốt nghiệp phổ thông:
Năm môn (trong đó hai môn Văn và Toán là cố định, ngoài ra hàng năm sẽ chọn ba trong số những môn học khác còn lại).
Hàng năm, Bộ Giáo dục sẽ quyết định các môn thi theo nguyên tắc nói trên và công bố những môn thi vào ngày 01 tháng 4.
Bộ Giáo dục phụ trách ra đề thi hết cấp I; hết cấp II, tốt nghiệp phổ thông 10 năm và hướng dẫn cách chấm.
Đối với cấp I, chỉ ra một đề cho mỗi môn thi .
Đối với cấp II và thi tốt nghiệp phổ thông, về các môn Văn, Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Sinh vật, Tiếng nước ngoài và về phần lý thuyết của các môn Toán, Vật lý, Hóa học, sẽ ra hai đề, học sinh được chọn một trong hai đề ấy. Về phần bài tập của ba môn Toán, Vật lý, Hóa học chỉ ra một đề.
Yêu cầu nội dụng của đề thi ra cho các cấp phải hợp với trình độ đa số học sinh.
Ở mỗi cấp học, Bộ Giáo dục sẽ tổ chức Hội đồng ra đề thi do Bộ Giáo dục quyết định thành lập và do một thứ trưởng làm chủ tịch Hội đồng, Vụ trưởng Vụ giáo dục phổ thông làm phó chủ tịch Hội đồng. Trong Hội đồng, đối với từng môn thi, sẽ tổ chức một tổ ba người chịu trách nhiệm ra đề thi. Những cán bộ tham gia Hội đồng ra đề thi phải có khả năng chuyên môn, am hiểu tình hình dạy và học ở trưởng phổ thông và có phẩm chất đạo đức tốt. Hội đồng ra đề thi có trách nhiệm sau đây trước Bộ Giáo dục:
- ra đề thi, làm hướng dẫn chấm và biểm cho điểm;
- đảm bảo nội dung đề thi về mặt chính trị, tư tưởng, về mặt chính xác, khoa học và đảm bảo mức độ phù hợp với trình độ học sinh trong năm học.
- tuyệt đối giữ bí mật đề thi, bản hướng dẫn chấm và biểu cho điểm.
Sau khi đã biên soạn đề thi và dự thảo xong bản hướng dẫn chấm, biểu cho điểm, Hội đồng ra đề thi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục duyệt quyết định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm trước Chính phủ về toàn bộ công tác thi cử ở các trường phổ thông.
Tất cả học sinh học hết lớp 4, hết lớp 7 và hết lớp 10 phổ thông năm học có kỳ thi và những năm học trước (nhưng chưa trúng tuyển) đều được thi hết cấp học của mình, trừ trường hợp học sinh bị kỷ luật không được dự thi.
III. DUYỆT KẾT QUẢ THI VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI
Các Hội đồng chấm thi hết cấp I và hết cấp II có trách nhiệm xét và lên danh sách học sinh trúng tuyển thẳng và xét lấy đỗ thêm theo quy chế của Bộ Giáo dục và báo cáo lên Sở, Ty giáo dục.
Các ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trưởng ty giáo dục sẽ xét duyệt kết quả kỳ thi và chịu trách nhiệm trước Ủy ban hành chính thành, tỉnh và Bộ Giáo dục về kết quả đó, đồng thời ủy nhiệm cho ông trưởng phòng giáo dục huyện hoặc khu phố công bố danh sách học sinh trúng tuyển.
Để việc xét duyệt kết quả kỳ thi hết cấp I, hết cấp II được bảo đảm chính xác và nhanh chóng, các ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trưởng ty giáo dục sẽ cử một số cán bộ giúp việc làm nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ công việc Hội đồng coi thi, chấm thi.
Các ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trưởng ty giáo dục phải làm báo cáo (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục) về kỳ thi cho Bộ Giáo dục trong vòng 25 ngày sau ngày thi.
B. Đối với thi tốt nghiệp phổ thông 10 năm
Các Hội đồng chấm thi tốt nghiệp phổ thông 10 năm xét và lập danh sách học sinh trúng tuyển thằng và lấy đỗ thêm theo quy chế của Bộ Giáo dục và báo cáo lên Bộ Giáo dục, đồng thời Sở, Ty giáo dục một bản.
Để giúp Bộ Giáo dục xét duyệt kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 10 năm được chính xác và nhanh chóng:
1. Các ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trưởng Ty giáo dục sẽ cử một số cán bộ giúp việc làm nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ công việc của Hội đồng coi thi, chấm thi.
Ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trường Ty giáo dục phải báo cáo về kỳ thi và đề nghị với Bộ Giáo dục về danh sách học sinh trúng tuyển thẳng là lấy đỗ thêm. Báo cáo này phải có tại Bộ Giáo dục chậm nhất là 20 ngày sau ngày thi.
2. Ở Bộ Giáo dục sẽ thành lập một Hội đồng giúp Bộ xét duyệt kết quả kỳ thi.
Căn cứ danh sách do Hội đồng chấm thi của các tỉnh, thành đề nghị, căn cứ vào biên bản báo cáo về kỳ thi và ý kiến đề nghị về danh sách trúng tuyển của ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc ông Trưởng Ty giáo dục, căn cứ vào biên bản báo cáo của Hội đồng giúp Bộ Giáo dục xét duyệt kết quả kỳ thi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục quyết định danh sách học sinh trúng tuyển thẳng và danh sách học sinh lấy đỗ thêm trong kỳ thi và ủy nhiệm cho Sở, Ty giáo dục cấp bằng tốt nghiệp phổ thông theo danh sách học sinh trúng tuyển đã được Bộ Giáo dục quyết định.
C. Ngày công bố kết quả các kỳ thi
1. Đối với kỳ thi hết cấp I và hết cấp II, ông Trưởng phòng giáo dục huyện hoặc khu phố, căn cứ vào quyết định của ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trưởng Ty giáo dục, sẽ công bố kết quả kỳ thi, chậm nhất 25 ngày sau ngày thi.
2. Đối với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 10 năm, ông Giám đốc Sở giáo dục hoặc Trưởng ty giáo dục, căn cứ vào quyết định của Bộ Giáo dục, sẽ công bố kết quả kỳ thi chậm nhất 30 ngày sau ngày thi.
A. Trúng tuyển thẳng
Những học sinh có điểm bình quân các môn thi là 5 điểm (không có bài thi nào bị 0 điểm) thì được công nhận trúng tuyển thẳng.
B. Xét lấy đỗ thêm
1. Những học sinh có điểm bình quân các môn thi là 4 điểm (không có bài thi nào bị 0 điểm) có học lực và hạnh kiểm cả năm được xếp loại khá trở lên sẽ được xét lấy đỗ thêm.
2. Những học sinh thuộc thành phần dân tộc thiểu số (kể cả miền Bắc và miền Nam), những học sinh là con liệt sĩ, những học sinh miền Nam đang học tại miền Bắc sẽ được cộng thêm 2 điểm vào tổng số điểm học sinh đã đạt được qua các bài thi. (Một số học sinh vừa thuộc dân tộc thiểu số, vừa là con liệt sĩ, vừa là miền Nam cũng chỉ được cộng thêm 2 điểm vào tổng số điểm đã đạt được qua các bài thi).
Sau khi đã được cộng 2 điểm vào tổng số điểm học sinh đã đạt được qua các bài thi, những học sinh này sẽ được xét lấy đỗ thêm:
- nếu có điểm bình quân các môn thi là 5 điểm (không có bài thi nào bị 0 điểm)
- nếu cả năm về mặt văn hóa và hạnh kiểm được xếp loại khá trở lên và đạt điểm bình quân các môn thi là 4 điểm (không có bài thi nào bị 0 điểm).
C. Xét công nhận trúng tuyển đối với học sinh đi nghĩa vụ quân sự.
Những học sinh được tuyển nhập ngũ sau khi đã học xong học kỳ I được đặt cách trúng tuyển, nếu học lực của học kỳ I được xếp loại trung bình trở lên (nhà trường sẽ phải vận dụng những tiêu chuẩn xếp loại văn hóa cả năm để xếp loại văn hóa học kỳ I cho những học sinh này).
Ủy ban hành chính các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo về mọi mặt các kỳ thi hết cấp I, hết cấp II và tốt nghiệp phổ thông theo đúng các quy chế đã ban hành và tạo điều kiện để các kỳ thi được tiến hành một cách nghiêm túc, an toàn.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Ủy ban hành chính các cấp, các Sở và Ty giáo dục có trách nhiệm nghiên cứu và tổ chức thực hiện tốt các điều đã được quy định.
Những quy định mà Bộ Giáo dục đã ban hành về các kỳ thi hết cấp I, hết cấp II và tốt nghiệp phổ thông 10 năm trái với những quy định nói trong chỉ thị đều bãi bỏ.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.