ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Quảng Nam, ngày 05 tháng 4 năm 2024 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI
Theo thông tin từ cơ quan chuyên môn Trung ương và của tỉnh, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 18 ca tử vong do bệnh Dại ở 14 tỉnh, thành phố, tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023, số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại lên tới gần 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong năm 2023, đã xảy ra 05 ổ dịch Dại trên động vật ở các địa phương: Đại Lộc (các xã Đại Hòa, Đại Thắng, Đại Chánh), Phú Ninh (xã Tam Vinh), Tam Kỳ (phường Tân Thạnh). Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 02 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 805 người bị chó, mèo cắn đến các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh để điều trị dự phòng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có 105 trường hợp chó có biểu hiện lên cơn Dại hoặc chạy mất tích sau khi cắn người.
Thực hiện Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng chống khẩn cấp như sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Các địa phương không tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo (Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang) và các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại thấp trong năm 2023 (Hiệp Đức, Điện Bàn, Tiên Phước, Nông Sơn, Quế Sơn, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh) khẩn trương tổ chức họp chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, người đứng đầu chính quyền các cấp còn chủ quan, lơ là trong chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh Dại; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân trong việc không nắm được tổng đàn chó, không tham mưu tổ chức hoặc tổ chức không hiệu quả công tác tiêm phòng bệnh Dại. Báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 25/4/2024 để theo dõi, chỉ đạo.
b) Khẩn trương phê duyệt kế hoạch và bố trí các nguồn lực để triển khai kịp thời, có hiệu quả Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030 trong năm 2024; chỉ đạo tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dại để đảm bảo đạt tỷ lệ phòng bệnh theo quy định, nhằm đáp ứng miễn dịch bảo hộ cho đàn chó, mèo.
c) Chỉ đạo xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại trên địa bàn; trong đó lưu ý các địa phương phát triển du lịch, tập trung khu công nghiệp, đô thị như Hội An, Tam Kỳ.
d) Chỉ đạo cơ quan truyền thông phối hợp với các ngành chuyên môn liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc cấp huyện và chính quyền cấp xã triển khai chiến dịch truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, trường học về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp phòng, chống bệnh Dại và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại; tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng.
e) Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dại động vật.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y
a) Phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh Dại trên động vật. Tham mưu hướng dẫn xử lý dịch bệnh theo quy định.
b) Tiếp tục thực hiện tốt việc trao đổi thông tin, phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người.
c) Tham mưu triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030 trong năm 2024 và các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
d) Phối hợp với các địa phương tiếp tục hướng dẫn xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh đảm bảo đạt được mục tiêu giai đoạn 2022-2030.
3. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan và các địa phương xây dựng phương án ứng phó hiệu quả, kịp thời, không để phát sinh có người tử vong vì bệnh Dại.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp tài liệu, thông tin về bệnh Dại cho các trường học.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí đầy đủ kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Dại trong dự toán ngân sách hàng năm.
6. Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại trong các hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
7. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, các cơ quan truyền thông tích cực thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tác hại của bệnh Dại và tầm quan trọng của việc tiêm phòng Dại cho chó, mèo.
8. Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh Dại.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung nêu trên và thường xuyên báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để theo dõi, chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.