UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 5 năm 2019 |
Trong thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ các công trình, dự án trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới, phục vụ dân sinh, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn nhiều bất cập, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chưa được ngăn chặn triệt để và có dấu hiệu diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô, sông Hồng và khai thác đất san lấp trái phép trên địa bàn các huyện, thành phố. Hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép làm ảnh hưởng đến đê điều, hành lang thoát lũ, các công trình kè, sạt lở đất sản xuất của nhân dân; hoạt động khai thác đất san lấp trái phép phá vỡ cảnh quan tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, làm hư hỏng các tuyến đường giao thông, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây bức xúc trong nhân dân. Tình trạng giấy phép hết hiệu lực nhưng chậm trễ hoặc không thực hiện đóng cửa mỏ và phục hồi, cải tạo môi trường. Công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông vẫn còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp quản lý hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ về sản lượng khai thác và cốt (độ sâu) khai thác.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ. Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, thậm chí thiếu quan tâm và còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào các cơ quan cấp trên. Các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp chưa thực sự quyết liệt trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, chưa kiên quyết trong việc xử lý vi phạm. Chế tài xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập và chưa tạo được sự răn đe, nhiều đối tượng đã bị xử lý vi phạm nhưng vẫn tái phạm...
Để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại nêu trên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo kết luận số 417-TB/TU ngày 31/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quản lý các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh và tập trung triển khai ngay một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác cát, sỏi và đất san lấp. Kiểm tra, rà soát các mỏ đã khai thác hết trữ lượng so với giấy phép và yêu cầu thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định.
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản vi phạm pháp luật. Tham mưu UBND tỉnh đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác theo đúng quy định pháp luật và kiên quyết không tham mưu UBND tỉnh gia hạn giấy phép và không cấp giấy phép mới đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức rà soát lại các quy hoạch khai thác khoáng sản cát, sỏi, đất san lấp chưa phù hợp, chưa được sự đồng thuận của nhân dân để điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch và thu hồi giấy phép.
d) Rà soát, cập nhật các đơn vị vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản và công bố công khai thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường.
e) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép; không theo đúng nội dung giấy phép; không thực hiện đóng cửa mỏ khi hết hạn hoặc hết trữ lượng...
f) Yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản:
- Thực hiện khai thác đúng theo quy định của giấy phép khai thác khoáng sản, đúng chỉ giới diện tích khu vực được cấp phép khai thác, đúng độ sâu khai thác. Phải bảo vệ khu vực được cấp phép khai thác, nếu để xảy ra tình trạng khai thác gây ảnh hưởng làm sạt lở bờ, vở sông, sạt lở đất sản xuất và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khác thì tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong quá trình quản lý khu vực được cấp phép khai thác nếu xảy ra tình trạng khai thác trộm thì tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép phải kịp thời báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
- Phải thông báo kế hoạch khai thác với các cơ quan chức năng theo đúng quy định của nhà nước; cắm đầy đủ mốc giới các điểm góc khu vực được phép khai thác, phải đăng ký số lượng, số hiệu của các phương tiện khai thác với cơ quan chức năng và UBND cấp xã nơi có mỏ để các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân cùng giám sát. Trên tất cả các phương tiện khai thác, phục vụ khai thác phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên của tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác bảo đảm thuận lợi đối với việc giám sát. Các phương tiện khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông chỉ được neo đậu trong phạm vi diện tích đã được cấp phép khai thác. Trường hợp khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đường thủy thống nhất phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy theo quy định trước khi thực hiện khai thác, đảm tuyệt đối an toàn giao thông đường thủy trong suốt quá trình thực hiện khai thác, vận chuyển khoáng sản.
- Chỉ được khai thác khoáng sản cát, sỏi trong khoảng thời gian từ 06 giờ sáng đến 17 giờ hàng ngày (Tuyệt đối không được phép khai thác ngoài khoảng thời gian này).
a) Tổ chức rà soát lại các quy hoạch khai thác cát, sỏi, đất san lấp và xác định nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh đảm bảo cân đối cung cầu và phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình nhưng chất lượng không đảm bảo, không có nguồn gốc rõ ràng.
c) Rà soát, xác định chuẩn bị quy hoạch các điểm mỏ đất san lấp để quản lý, xem xét cấp phép phục vụ thi công các công trình, dự án trong những năm tiếp theo; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 9 năm 2019.
a) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các phương tiện và chủ phương tiện sử dụng phương tiện không đúng mục đích, các phương tiện tham gia khai thác, vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trái phép, vi phạm thời gian khai thác và sử dụng các phương tiện quá khổ, quá tải trọng cho phép theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan quản lý, ngăn chặn và xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trái phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
b) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện rà soát, cắm các biển báo hiệu, biển hướng dẫn, biển các đoạn tuyến, khu vực cấm lưu thông, cấm khai thác cát, sỏi… trên các tuyến đường thủy nội địa theo quy định và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết và chấp hành trước khi tiến hành xử lý, xử phạt theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố rà soát, tham mưu UBND tỉnh về việc quy hoạch bến bãi tập kết cát, sỏi, bến thủy nội địa theo quy định. Tăng cường công tác quản lý các bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông. Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh tình trạng lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép. Kiên quyết xử lý dứt điểm các bến bãi tập kết cát, sỏi, bến thủy nội địa trái phép, tự phát không đảm bảo theo quy định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các công trình đê điều, công trình thủy lợi, hành lang thoát lũ, phòng chống thiên tai và các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở bờ sông để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, UBND huyện, thành phố thẩm định và giám sát chặt chẽ trong quá trình phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến việc hạ cốt đất nông nghiệp và lâm nghiệp, nạo vét công trình thủy lợi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm và không để xảy ra tình trạng lợi dụng việc hạ cốt, nạo vét để khai thác khoáng sản đất san lấp.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý, bảo vệ đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đê điều. Xử lý kịp thời các trường hợp khai thác, tập kết cát sỏi vi phạm hành lang an toàn đê điều, ảnh hưởng đến công tác phòng chống lụt bão; kiểm tra việc trồng rừng thay thế đối với các diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng để khai thác đất san lấp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra hoạt động hạ cốt, khai thác đất trái phép trên diện tích đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng...
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông đường thủy và Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng khai thác, vận chuyển cát, sỏi và đất san lấp trái phép. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đặc biệt là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác cát, sỏi trái phép trên tuyến sông Lô, sông Hồng và đất san lấp ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, bảo đảm an ninh, trật tự; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép. Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cán bộ chiến sỹ được phân công tại địa bàn xảy ra vi phạm về khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, cố tình vi phạm, vi phạm có hệ thống, đã áp dụng mức cao xử phạt hành chính thì đề xuất xử lý hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
b) Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra giao thông đường thủy, các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện và chủ phương tiện khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi vi phạm các quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tái phạm thì đề xuất xử lý hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tăng cường công tác phòng, chống, đấu tranh tội phạm liên quan đến hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép. Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép. Kiên quyết xử lý các chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc, không có hoá đơn chứng từ hợp pháp, vi phạm quy định về an toàn giao thông. Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cán bộ chiến sỹ được phân công tại địa bàn xảy ra vi phạm về khai thác, vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trái phép.
d) Giám đốc Công an tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức rà soát, kịp thời cập nhật giá các loại khoáng sản, trình UBND tỉnh để điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với giá biến động của thị trường, tránh thất thu từ thuế tài nguyên.
b) Tăng cường kiểm tra, thanh quyết toán và chỉ trình phê duyệt, thanh toán, quyết toán đối với phần khối lượng cát, sỏi, đất san lấp có nguồn gốc hợp pháp.
a) Tăng cường kiểm tra và siết chặt công tác quản lý hóa đơn thuế đối với việc mua bán cát, sỏi, vật liệu san lấp, ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ.
b) Thường xuyên kiểm tra, thanh tra theo dõi, quản lý việc kê khai nộp thuế của các tổ chức, doanh nghiệp khai thác cát, sỏi, đất san lấp để so sánh với trữ lượng, công suất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh để kiên quyết tìm ra các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép, lợi dụng mua bán hóa đơn, làm thất thu thuế, thất thoát nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Cục trưởng Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra thất thoát nguồn thu và nợ đọng về tiền thuế, phí, tiền cấp quyền... của hoạt động khai thác khoáng sản.
13. UBND các huyện, thành phố:
a) Tăng cường việc tổ chức kiểm tra các hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp và khoáng sản khác trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và quản lý chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác; khoáng sản tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trái phép và các tổ chức, cá nhân trong bộ máy quản lý có hành vi buông lỏng, bao che cho các hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép theo quy định pháp luật. Nếu địa phương nào để tình trạng khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép và các bãi tập kết cát, sỏi trái phép, không phù hợp với quy hoạch kéo dài, gây bức xúc trong dư luận thì người đứng đầu Cấp ủy, Chính quyền và Thủ trưởng các cơ quan: Công an, Phòng Tài nguyên và Môi trường của địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
b) Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về hoạt động khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép trên địa quản lý phải thực hiện ngăn chặn và xử lý ngay theo đúng thẩm quyền, không được đùn đẩy trách nhiệm. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý dứt điểm;
c) Chỉ đạo giám sát các chủ đầu tư khi tiến hành ký hợp đồng giao thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng cát, sỏi phải chứng minh bằng văn bản về nguồn gốc hợp pháp của cát, sỏi do nhà thầu cung cấp và chỉ phê duyệt, thanh toán, quyết toán đối với phần khối lượng cát, sỏi và đất san lấp có nguồn gốc hợp pháp.
d) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tăng cường kiểm tra, phát hiện và kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn ngay các hoạt động khai thác cát sỏi, đất san lấp trái phép và các hành vi vi phạm trong việc khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi, đất san lấp trên địa bàn quản lý. Nếu trên địa bàn xã, phường, thị trấn nào để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi, đất san lấp trái phép hoặc để tình trạng lợi dụng việc nạo vét để khai thác diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm Chủ tịch UBND cấp xã và Trưởng Công an xã.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 08/9/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn tỉnh). Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6 và ngày 25/12) hàng năm, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. UBND cấp huyện tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị đến các xã, phường, thị trấn. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan kịp thời gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.