BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/1997/CT-BCN |
Hà Nôi, ngày 13 tháng 11 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN KHOÁNG SẢN 6
Tại cuộc họp ngày 08/11/1997, lãnh đạo Bộ Công nghiệp đã nghe Thanh tra Bộ báo cáo về công tác quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Phát triển khoáng sản 6 (Lidisaco) thuộc Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, nổi lên mấy vấn đề sau:
- Trong những năm qua Công ty Phát triển khoáng sản 6 đã có cố gắng mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, nhưng mặt khác đã buông lỏng quản lý, nhất là quản lý tài chính kế toán, để thua lỗ và thất thoát trên 8 tỷ đồng. Tình hình tài chính của Công ty hiện nay là đáng lo ngại. Năm 1996 doanh thu 16,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu về hoạt động khoáng sản 4,82 tỷ đồng = 29%. Nguồn vốn kinh doanh 5,63 tỷ đồng, trong khi đó Công ty đã vay Ngân hàng và huy động vốn của cá nhân lên tới 40,43 tỷ đồng. Số tiền huy động này chủ yếu dùng để bù đắp cho các khoản lỗ trong một số năm qua và đầu tư vào một số công trình xây dựng cơ bản không có hiệu quả (trừ nhà máy gạch Mỹ Xuân). Nhiều khoản phải thu và tạm ứng trị giá trên 11 tỷ đồng cũng khó có khả năng thu hồi được đầy đủ.
- Về công tác tổ chức: Trước đây Công ty đã thành lập nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc, cơ chế phân cấp quản lý cho các đơn vị thành viên không chặt chẽ dẫn tới một số đơn vị hoạt động không theo đúng những quy định của Pháp luật.
Trước tình hình nêu trên, Bộ Chỉ thị:
1- Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo Công ty Phát triển Khoáng sản 6 khẩn trương tổ chức lại sản xuất, tập trung hướng vào những sản phẩm có thị trường và có hiệu quả (gạch IImenít...). Những sản phẩm không có hiệu quả kinh tế thì phải có phương án xử lý để giảm bớt gánh nặng cho Công ty.
2- Về cơ cấu đầu tư: Những sản phẩm có thị trường tiêu thụ và có lãi nếu thấy cần thiết phải đầu tư thêm thì phải có phương án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng Công ty có trách nhiệm giải quyết vốn vay cho Công ty, tuyệt đối không được huy động vốn của tư nhân (trừ huy động vốn trong công nhân viên chức).
3- Về xử lý lỗ, các khoản thất thoát và công nợ của Công ty Phát triển Khoáng sản 6 là lớn, Tổng Công ty và Vụ Tài chính Kế toán một lần nữa xem xét lại cho chính xác để có biện pháp xử lý.
Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam trao đổi với Vụ Tài chính Kế toán sớm tổ chức cuộc họp liên ngành với các cơ quan Tài chính, Ngân hàng để có biện pháp giải quyết; đồng thời Công ty phải tích cực thu hồi công nợ để thanh toán những khoản nợ đến hạn phải trả.
4- Cần chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, xây dựng lại quy chế phân cấp quản lý cho các xí nghiệp thành viên. Kiểm điểm những cán bộ, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý kinh tế, trước hết là lãnh đạo Công ty. Kết quả xử lý báo cáo về Bộ trước tháng 12 năm 1997.
Vấn đề này thuộc thẩm quyền của Tổng Công ty xem xét giải quyết và cần tham khảo ý kiến của Bộ trước khi thực hiện.
5- Bằng những biện pháp nêu trên, trong thời gian hoạt động nhất định phải làm chuyển biến tình hình của Công ty. Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam cần chỉ đạo chặt chẽ và định kỳ báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.