ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND |
Bắc Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2019 |
VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM HỌC 2019-2020
Căn cứ Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục; nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, chuẩn bị các điều kiện cho thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020; căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và thực tiễn giáo dục của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị toàn ngành Giáo dục quán triệt mục tiêu, ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm học 2019-2020, cụ thể như sau:
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; khắc phục, tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; chú trọng xây dựng văn hóa học đường, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh, sinh viên, công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.
Giáo dục mầm non tích cực tham mưu thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025; tiếp tục phối hợp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Giáo dục phổ thông tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, trước hết là đối với lớp 1. Nâng cao chất lượng các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong GDPT.
Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; rà soát và quản lý chặt chẽ hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập.
Chủ đề năm học: Giữ vững kỷ cương, nền nếp trường, lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên; chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình GDPT. Toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt 9 nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục hợp lý
Tiếp tục rà soát, dự báo quy mô phát triển, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, sáp nhập các điểm trường lẻ đảm bảo hợp lý, tạo thuận lợi cho học sinh, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đánh giá điều kiện hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở, nhóm, lớp độc lập tư thục. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09-CT/TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện giải quyết vấn đề trường, lớp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; khuyến khích đầu tư xây dựng trường mầm non tư thục, thành lập các nhóm trẻ độc lập tư thục, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, đông dân cư.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT ngày 18/01/2019 về chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường nhằm giảm áp lực cho giáo viên, khắc phục tình trạng dạy thêm trái quy định. Thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở, kỷ luật, kỷ cương công vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, kiên quyết chấn chỉnh các vi phạm đạo đức nhà giáo.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với các cấp học và trình độ đào tạo, các chuẩn được ban hành, phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại hợp lý hệ thống, quy mô trường, lớp của địa phương, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên các cấp học theo quy định, nhất là đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý triển khai chương trình GDPT theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch của tỉnh. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học phù hợp yêu cầu chuẩn nghề nghiệp mới theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thăng hạng giáo viên bảo đảm công bằng. Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự bám sát chương trình các môn học để xây dựng chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực hiện chương trình GDPT mới, trước mắt là đối với lớp 1 và các môn học mới. Thực hiện tốt các chính sách phát triển đội ngũ, đánh giá giáo viên đảm bảo thực chất, gắn với thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề.
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán việc tổ chức hướng dẫn, phối hợp với cha mẹ nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà trường và tại gia đình; tập trung bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép và tổ chức hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo hướng giảm tải; đổi mới các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn, ứng dụng sáng tạo, hiệu quả công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi quốc gia.
Triển khai đúng lộ trình Kế hoạch số 105/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện đổi mới chương trình GDPT; hoàn thành các điều kiện chuẩn bị triển khai chương trình lớp 1 theo chương trình GDPT mới. Tổ chức biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo đúng lộ trình. Nghiên cứu, tham mưu lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2905/KH-UBND ngày 13/8/2019 thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2019-2025, Đề án xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự. Đánh giá thực trạng mô hình trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bảo đảm hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, nhất là hoạt động dạy nghề, liên kết.
Tiếp tục quan tâm hệ thống các trường PT DTNT, PT DTBT, các cơ sở giáo dục miền núi, vùng khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Thực hiện đầy đủ các chế độ cho học sinh các trường PT DTNT, DTBT.
Chú trọng xây dựng văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh, sinh viên. Hoàn thành việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trường học và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục thể chất, y tế trường học. Thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học theo kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Đánh giá lại mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo để việc tổ chức đảm bảo đúng quy định, tránh biến tướng. Tổ chức đa dạng, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng sống, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đoàn, Đội, Hội... tạo sân chơi và giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học.
4. Nâng cao chất lượng dạy, học Tiếng Anh
Thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học tiếng Anh theo mục tiêu Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020; phối hợp kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc dạy học tăng cường có giáo viên người nước ngoài. Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông giai đoạn 2016-2020; nghiên cứu xây dựng Đề án giai đoạn 2020-2025 theo lộ trình của Bộ GD&ĐT phù hợp với thực tiễn địa phương.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức dạy và học theo Đề án đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Nâng cao hiệu quả triển khai ứng dụng phần mềm quản lý trường học, chất lượng hệ thống website, cổng thông tin điện tử ngành giáo dục và hệ thống thư điện tử đảm bảo yêu cầu cung cấp, chia sẻ và công khai thông tin theo quy định.
Duy trì hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý trường học, kết xuất, đồng bộ dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Thực hiện các nội dung triển khai Chính phủ điện tử và Trường học thông minh theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh; tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng của hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Thí điểm ứng dụng sổ sách điện tử trong các trường THPT có đủ điều kiện. Chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trực tuyến triển khai thực hiện chương trình GDPT.
6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ sở giáo dục
Tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở giáo dục; tiếp tục giao quyền tự chủ về tài chính, tài sản theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục đơn vị.
Thực hiện tốt các quy định về công khai đảm bảo dân chủ trong trường học. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định về thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh nhằm khắc phục tình trạng thu chi không đúng quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức dạy thêm, học thêm; duy trì đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân về giáo dục và đào tạo; xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định các trường hợp vi phạm giữ vững trật tự, kỷ cương toàn ngành.
7. Chủ động hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong dạy và học tiếng Anh. Thực hiện Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục; khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng hợp tác quốc tế trong trao đổi học sinh, sinh viên, giáo viên, nghiên cứu khoa học; triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động tư vấn du học trên địa bàn tỉnh.
8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch của tỉnh thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và GDPT giai đoạn 2019-2025; chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình GDPT, sách giáo khoa mới, trước hết là lớp 1. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất bổ sung xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, trong đó chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn; đến hết năm 2019, 100% cơ sở giáo dục có công trình vệ sinh đảm bảo cho giáo viên và học sinh.
9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
Đánh giá 10 năm thực hiện Đề án phát triển Trường THPT Chuyên giai đoạn 2009-2019; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phát triển Trường THPT Chuyên, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên Trường THPT Chuyên Bắc Giang, các trường THCS trọng điểm chất lượng cao và học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, quốc gia, khu vực, quốc tế; nâng cao chất lượng hệ thống trường điểm các cấp học, 10 trường THCS trọng điểm chất lượng cao để trở thành những mô hình điểm, đi đầu về đổi mới giáo dục theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác tham mưu, cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo
Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; phối hợp, tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết các đề án, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020. Tích cực và chủ động phối hợp thực hiện tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT phù hợp với thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế thuận lợi để phát triển giáo dục trên địa bàn.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực GD&ĐT; tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, trách nhiệm của người đứng đầu, lấy chất lượng hiệu quả công việc làm tiêu chí đánh giá, xếp loại người đứng đầu và đơn vị
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục các cấp
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó chú trọng bồi dưỡng sau quy hoạch và bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên, kỹ năng quản lý, nhất là quản lý tài chính, quản lý nhân sự để có được đội ngũ cán bộ quản lý không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có kỹ năng quản lý, quản trị tốt, có tầm nhìn, tận tâm, năng động, sáng tạo và trách nhiệm. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện tốt các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ quản lý các cấp. Thực hiện quy trình đánh giá, xếp loại, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đúng quy định.
3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo
Phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên hằng năm bảo đảm hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; lồng ghép kinh phí các chương trình mục tiêu, dự án, ngân sách để tăng hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Thực hiện công tác xã hội hóa theo đúng quy định, trong đó các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo.
4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
Tiếp tục đổi mới công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, cuối kỳ, cuối năm, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi các cấp, thi THPT nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế và hiệu quả. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; phối hợp tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác khảo thí, đảm bảo công bằng, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho giáo viên và học sinh. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục làm cơ sở để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; 100% các đơn vị thực hiện tự đánh giá theo quy định kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo
Xây dựng mạng lưới cán bộ truyền thông và tập huấn công tác truyền thông cho cán bộ quản lý các cấp. Chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo, chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục, qua đó góp phần định hướng dư luận, tạo niềm tin, xây dựng hình ảnh đẹp về giáo dục trong đời sống xã hội. Tăng cường truyền thông nội bộ, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tạo sức lan tỏa, sự đồng thuận trong toàn ngành và xã hội.
Để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học; phối hợp tốt với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn. UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục do địa phương quản lý để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phối hợp với các ngành chức năng huy động nguồn lực đầu tư, quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Đề nghị các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự nghiệp giáo dục; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội phối hợp với chính quyền nhằm tổ chức các hoạt động giáo dục có kết quả theo mục tiêu, nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh./.
|
KT.CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.