BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2014 |
Năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt bậc trong việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các đơn vị thành viên đã không ngừng chú trọng đầu tư công nghệ mới cho sản xuất, đầu tư trang bị thiết bị an toàn tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, nâng cao mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đó có công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Sự cố tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng chết người đã giảm đáng kể so với những năm trước đây, giảm 18,5% về số vụ TNLĐ và 17% về số người chết (Số liệu TNLĐ nghiêm trọng chết người năm 2013 là 26 vụ làm chết 30 người, năm 2012 là 30 vụ làm 34 người chết).
Tuy nhiên, trong năm 2013 tại các cơ sở sản xuất của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, trong lĩnh vực Cơ điện - Vận tải vẫn để xảy ra 12 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng mang tính lặp lại, làm chết 12 người. Đặc biệt, ngay đầu năm 2014, ngày 16 tháng 01 năm 2014 tại Công ty than Đồng Vông đã xảy ra sự cố cháy lò làm chết 06 người, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Để hạn chế kịp thời các sự cố TNLĐ nghiêm trọng trong khai thác khoáng sản, đặc biệt thuộc lĩnh vực Cơ điện - Vận tải và phòng chống cháy nổ khí trong khai thác than hầm lò, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ngay từ đầu năm 2014 cần cấp bách thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Đối với công tác phòng chống cháy nổ khí
Triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công Thương, trọng tâm chủ yếu là:
a) Nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề, ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn và kỹ năng tự bảo vệ; phân tích đánh giá các sự cố, TNLĐ đã xảy ra rút kinh nghiệm trong toàn Tập đoàn để tránh sự cố lặp lại.
b) Lắp đặt bổ sung các đầu đo khí CO tại những khu vực đào lò chuẩn bị, khu vực khai thác để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời sự cố cháy, nổ; Đánh giá mức độ rủi ro, xác định mối nguy hiểm kèm theo các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro cho các khu vực sản xuất.
2. Đối với công tác thuộc lĩnh vực Cơ điện - Vận tải
a) Chấn chỉnh công tác tổ chức vận hành, công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa tời trục chở người nói riêng và tời trục trong hầm lò nói chung của các đơn vị.
b) Chỉ đạo các đơn vị: Thực hiện việc thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống điều khiển điện, thủy lực và khí nén định kỳ theo quy định; Rà soát lại và ban hành nội dung và các hạng mục kiểm tra hàng ca, tuần, tháng, quý, năm của các chức danh: Thợ kiểm tra, cán bộ phân xưởng quản lý, cán bộ quản lý chuyên trách, Trưởng phòng và Phó Giám đốc cơ điện; Tập huấn nâng cao kiến thức về kỹ thuật an toàn cho cán bộ kỹ thuật chuyên trách và hàng ngũ cán bộ quản lý phân xưởng.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm các nội dung trên và định kỳ báo cáo Bộ Công Thương (Thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) về kết quả thực hiện chỉ thị, công tác an toàn trong năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ quản lý an toàn năm 2014.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình và định kỳ báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.