ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2011/CT-UBND |
Buôn Ma Thuột, ngày 21 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KHOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH CÀ PHÊ TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Trong những năm qua các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Song hiện nay các doanh nghiệp cũng đang gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bộc lộ nhiều nhược điểm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là trong việc xây dựng và thực hiện các phương án giao khoán đất, vườn cây giữa doanh nghiệp và người lao động. Một số doanh nghiệp khi xây dựng và triển khai phương án khoán, đã không nhận được sự đồng thuận của người nhận khoán về mức khoán, các khoản đóng góp.... Nội dung hợp đồng giao khoán chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện kéo dài giữa người nhận khoán và Doanh nghiệp.
Nhằm chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại nêu trên và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh (gọi tắt là Nghị định 135/2005NĐ-CP) và Thông tư số 102/2006/TT-BNN ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP (gọi tắt là Thông tư 102/2006/TT-BNN). Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Giám đốc các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng và hoàn thành phương án khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP; Thông tư 102/2006/TT-BNN, trong phương án khoán cần chú trọng các vấn đề sau:
a) Yêu cầu của Phương án khoán: Nhằm khai thác tốt nhất những lợi thế, tiềm năng đất đai, giá trị vườn cây, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của Doanh nghiệp và người nhận khoán, không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cà phê, tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người nhận khoán và Doanh nghiệp.
b)Về hình thức giao khoán: Áp dụng hai hình thức: Khoán có đầu tư hoặc khoán gọn có cung cấp dịch vụ.
c) Trường hợp các hình thức khoán đang áp dụng vẫn phát huy hiệu quả thì tiếp tục thực hiện nhưng phải rà soát, lập lại Hợp đồng giao khoán cho phù hợp với quy định tại Nghị định 135/2005NĐ-CP và Thông tư 102/2006/TT-BNN và các quy định pháp luật hiện hành.
2. Trong quá trình xây dựng phương án khoán, các Doanh nghiệp phải rà soát chi tiết tình hình sử dụng đất đai theo quy định tại điều 5 của Nghị định 135/2005/NĐ-CP và Quyết định 64/2005/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc rà soát hiện trạng sử dụng đất, xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
3.Về nội dung hợp đồng giao khoán: Hợp đồng khoán phải đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Nghị định 135/2005/NĐ-CP và Thông tư 102/2006/TT-BNN và các quy định pháp luật hiện hành. Khi hết thời hạn hợp đồng giao khoán, nếu hai bên giao và nhận khoán không thỏa thuận được việc tiếp tục giao khoán thì bên nhận khoán phải trả lại đất đai, tài sản nhận khoán cho bên giao khoán.
4. Việc tính khấu hao phải thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và được phân bổ theo đúng tỷ lệ mà tài sản đó tham gia vào các ngành sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp, tránh việc tính tỷ lệ các loại khấu hao quá nhiều vào vườn cây, ảnh hưởng đến đời sống người lao động nhận khoán.
5. Yêu cầu các Doanh nghiệp hoàn chỉnh phương án sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, bố trí lao động hợp lý, rà soát lại toàn bộ các tài sản kể cả vườn cây, những tài sản không còn giá trị phục vụ sản xuất thì tiến hành thanh lý theo quy định và gửi kèm theo phương án khoán của Doanh nghiệp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 6 năm 2011.
6. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định phương án khoán của các Doanh nghiệp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện; Đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này của các Doanh nghiệp, định kỳ 6 tháng có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
7. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố giám sát, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện phương án khoán đã được phê duyệt của các Doanh nghiệp trên địa bàn, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc các Doanh nghiệp sản xuất cà phê trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cần nhanh chóng triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh thì báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.