ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 05/2004/CT-UB |
Long Xuyên, ngày 05 tháng 02 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM NHU CẦU QUỐC PHÒNG CHO NĂM ĐẦU CHIẾN TRANH VÀ ĐIỀU TRA QUẢN LÝ ĐỊA LÝ QUÂN SỰ.(GIAI ĐOẠN 2004 - 2010)
- Căn cứ Chỉ thị số : 350/1998/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ quốc phòng; Chỉ thị số : 98/1998/CT-QK của Tư lệnh Quân khu 9 về việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch B.
- Căn cứ Chỉ thị số: 12-CT/TW ngày 16/4/2002 của Bộ chính trị về tăng cường bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng Tây Nam bộ.
- Căn cứ quyết tâm phòng thủ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN tỉnh An Giang và kết quả xây dựng kế hoạch B trong thời gian qua.
Trong những năm qua, song song với việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch A, A2, A3, A4 của tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang đã tiến hành xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu cho năm đầu chiến tranh (gọi tắt là kế hoạch B), còn các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, thị, thành thì chưa triển khai thực hiện được.
Kế hoạch bảo đảm nhu cầu Quốc phòng cho năm đầu chiến tranh có vị trí rất quan trọng, nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu bảo vệ vững chắc địa bàn tỉnh nhà khi có chiến tranh xảy ra. Nếu kế hoạch được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, có tính khả thi sẽ đạt hiệu quả trên các nhiệm vụ như :
* Sẵn sàng chiến đấu :
Bảo đảm duy trì đủ lượng dự trữ một số loại vật chất chủ yếu về hậu cần- kỹ thuật cho nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu, từng bước đáp ứng ổn định cho yêu cầu bảo đảm sẳn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ các quyết tâm, kế hoạch của tỉnh.
* Công tác động viên :
Trên cơ sở quyết tâm phòng thủ của tỉnh, nghiên cứu tổ chức xây dựng lực lượng, vật chất kỹ thuật phù hợp với tình hình, hoàn thiện các kế hoạch động viên như: Động viên lực lượng, huy động phương tiện kỹ thuật, động viên công nghiệp, động viên tài chính, động viên y tế, động viên giao thông vận tải... Qua đó đưa công tác động viên đi vào nề nếp theo kế hoạch thống nhất.
* Triển khai về quy hoạch xây dựng hệ thống kho tàng, xí nghiệp quốc phòng, trạm, xưởng sửa chữa vũ khí trang bị đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến đấu.
* Quy hoạch xây dựng căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu bảo đảm cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy điều hành sản xuất phục vụ dân sinh, duy trì sức chiến đấu cho lực lượng vủ trang.
* Triển khai quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phòng thủ, điều tra quản lý địa lý quân sự, nắm được mạng lưới giao thông thuỷ, bộ bảo đảm cho cơ động lực lượng, vận chuyển lương thực, trang bị kỹ thuật sơ tán nhân dân ...
* Chủ động chuyển đổi hình thức sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống xã hội, vừa bảo đảm cho nhu cầu phục vụ chiến tranh.
Trên cơ sở xác định vị trí tầm quan trọng của kế hoạch Chủ tịch UBND tỉnh Angiang Chỉ thị các sở, ban, ngành cấp tỉnh ; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung cần thiết để tiến hành xây dựng kế hoạch B của cấp mình như sau:
1/ Các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiến hành xây dựng kế hoạch B của ngành mình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2/ Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ thị cho các ban, ngành cấp mình tiến hành xây dựng kế hoạch B theo quyết tâm phòng thủ của từng địa phương.
3/ Tổ chức Ban chỉ đạo, Tổ nội dung để xây dựng kế hoạch B, nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi.
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch B của tỉnh gồm :
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban
- Phó Tỉnh đội trưởng -TMT / BCHQS tỉnh - Phó ban Th.trực
- Giám đốc Sở KH-ĐT - Phó ban
- Giám đốc Sở Tài chính - Uỷ viên
- Giám đốc Sở Công nghiệp - Uỷ viên
- Giám đốc Sở Y tế - Uỷ viên
- Bưu chính Viễn thông tỉnh. - Uỷ viên
- Giám đốc Sở Giao thông Vận tải - Uỷ viên
- Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT - Uỷ viên
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn các sở, ban, ngành soạn thảo kế hoạch B.
Tổ nội dung soạn thảo kế hoạch B của tỉnh gồm :
- Sở Kế hoạch - Đầu tư ;
- Phòng Tham mưu - BCHQS tỉnh ;
- Sở Tài chính ;
- Sở Giao thông Vận tải ;
- Sở Công nghiệp ;
- Sở Nông nghiệp - PTNT ;
- Sở Y tế ;
- Bưu điện tỉnh.
Tổ nội dung có nhiệm vụ trực tiếp soạn thảo kế hoạch B của ngành mình, thông qua lãnh đạo ngành, sau đó thông qua Ban chỉ đạo và Chủ tịch UBND tỉnh.
4/ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ban, ngành cùng cấp để tiến hành xây dựng kế hoạch B; cung cấp các số liệu cần thiết có liên quan, làm cơ sở cho các sở, ban, ngành soạn thảo kế hoạch B. Đồng thời có hướng dẫn cụ thể về biểu mẩu, quy cách soạn thảo kế hoạch B và tổ chức tổ công tác điều tra xây dựng quản lý địa lý quân sự cấp mình.
5/ Quy định thời gian thực hiện :
- Cuối quý I/2004 : các địa phương báo cáo danh sách Ban chỉ đạo và tổ nội dung về Ban chỉ đạo của tỉnh (qua Bộ chỉ huy quân sự tỉnh).
- Quý II/2004 : Tiến hành điều tra khảo sát và soạn thảo kế hoạch B.
- Quý III/2004 : thông qua kế hoạch B của từng ngành với Ban chỉ đạo cùng cấp và thông qua kế hoạch với Chủ tịch UBND tỉnh.
- Quý IV/2004: Hoàn chỉnh và phê duyệt xong kế hoạch B của các ngành.
Riêng Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị, thành quý III/2004 phải hoàn chỉnh xong tập địa lý quân sự cấp mình.
Nhận được Chỉ thị này, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt thông suốt trong nội bộ của ngành mình, cấp mình, khẩn trương triển khai thực hiện đúng nội dung, tinh thần Chỉ thị.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị, thành phải thực hiện tốt vai trò làm tham mưu cho Cấp ủy và chính quyền cùng cấp; chủ trì, phối hợp, hướng dẫn giúp đỡ các ban, ngành soạn thảo kế hoạch đúng với quyết tâm phòng thủ và tình hình thực tế của địa phương./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH AN GIANG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.