ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Nam Định, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG HỘ ĐÊ, PHÒNG, CHỐNG LŨ, BÃO NĂM 2023
Năm 2023, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nửa cuối tháng 6, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu hoạt động ở khu vực biển Đông và có khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh, di chuyển phức tạp; tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực được dự báo tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Thực hiện các Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 1148/CT-BNN-ĐĐ ngày 01/3/2023 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023; số 1416/CT-BNN-TL ngày 10/3/2023 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2023. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2023; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định, các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định thực hiện tốt Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh giai đoạn 2021-:-2026, các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng thành viên; tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi năm 2022, đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại hạn chế để triển khai nhiệm vụ năm 2023, hoàn thành trong tháng 4 năm 2023.
2. Chủ động, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê trong lũ, bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi.
2.1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, đặc biệt là các vị trí trọng điểm xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế. Quản lý tốt vật tư dự trữ phòng chống lụt bão, trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn theo quy định tại Quyết định số 17/2002/QĐ-BNN ngày 12/3/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý và sử dụng vật tư dự trữ phòng chống lụt bão; Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn. Sử dụng đúng mục đích; bố trí, bảo quản đảm bảo theo quy định, nhất là các vật tư, trang thiết bị trong kho kín.
2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê; xây dựng, phê duyệt phương án hộ đê đối với các khu vực trọng điểm theo phương châm “bốn tại chỗ”.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và có kế hoạch bổ sung vật tư phòng, chống lụt bão kịp thời.
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về đê điều; kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng liên quan đến đê điều theo quy định của Luật Đê điều; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ và báo cáo kết quả kiểm tra về Uӹ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/4/2023. Sau mùa mưa, lũ, phải kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng công trình để có phương án sửa chữa, khắc phục; kết quả kiểm tra báo cáo về Uӹ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12/2023.
2.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định
- Tổ chức giao án phận đê cho các xã, phường, thị trấn nơi có đê; chỉ đạo kiểm tra đánh giá chất lượng đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê điều; xác định các trọng điểm xung yếu; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm; xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến đối với từng tuyến đê (kể cả đê bối, đê tuyến ngoài, đê tuyến trong) trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ”; tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; kiện toàn, chấn chỉnh, đồng thời coi trọng việc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai hoạt động có hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo phương án và kế hoạch được duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã, phường, thị trấn nơi có đê tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu đảm bảo an toàn cho đê, kè, cống; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và báo cáo kịp thời khi xảy ra sự cố đê điều.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng vật tư dự trữ phòng chống lụt, bão trên địa bàn. Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị, phương tiện dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Ngoài số vật tư dự trữ của Nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư, thiết bị, phương tiện trong Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong trường hợp có sự cố xảy ra (kể cả vật tư, thiết bị của các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn).
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng, củng cố đội xung kích phòng, chống thiên tai quy định tại Quyết định số 2347/QĐ -UBND ngày 22/9/2020 của Uӹ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; đặc biệt là tình trạng vi phạm tập kết vật liệu quy mô lớn trên bãi sông, xây dựng công trình trái phép trên bãi sông, lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ; chỉ đạo xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ trước ngày 15/5/2023.
- Tổ chức phát quang mái đê, chân đê, trong phạm vi bảo vệ đê điều để phục vụ công tác tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý sự cố trong mùa mưa lũ.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về Thủy lợi, xây dựng kế hoạch và xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi còn tồn đọng, nhất là các vi phạm có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và vận hành công trình; đối với các vi phạm mới phát sinh phải tổ chức xử lý giải tỏa ngay.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc hỗ trợ, cung cấp thông tin và tham gia, phối hợp vào các hoạt động bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai.
3. Đảm bảo an toàn các cống dưới đê trong mùa lũ, bão
a) Yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành cống dưới đê:
- Đối với những cống qua đê đã xảy ra sự cố do lũ những năm trước, cống mới xây dựng nhưng chưa được vận hành trong điều kiện có lũ cao hoặc cống đang thi công, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể để chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra.
- Tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các cống dưới đê để phát hiện các cống yếu, các cống bị hư hỏng để tổ chức sửa chữa, đảm bảo đầy đủ
phai dự phòng; đề nghị hoành triệt cống tạm thời hoặc hoành triệt vĩnh viễn đối với các cống không đảm bảo an toàn. Đối với các cống xung yếu phải có phương án bảo vệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức, cá nhân để chủ động chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thực hiện. Đối với những cống không đảm bảo an toàn phải hoành triệt trước mùa lũ, bão năm 202 3, cần chủ động lập phương án cấp nước (hoặc tiêu nước) hỗ trợ để hạn chế mức độ ảnh hưởng do việc hoành triệt cống.
- Việc sử dụng cống dưới đê trong mùa lũ phải chấp hành nghiêm quy trình đóng, mở; phải có quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị và địa phương trong việc thực hiện phương án bảo vệ, xử lý các hư hỏng, sự cố.
b) Đối với những cống chưa có quy trình vận hành, chủ sử dụng cống phải chủ động liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng quy trình vận hành. Chỉ được vận hành khi quy trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định
- Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm cứu nạn trê n đất liền; lực lượng quân sự tỉnh và lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác hộ đê và tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức tốt diễn tập hộ đê phòng chống thiên tai năm 2023.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện ven biển
- Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm cứu nạn khu vực biên giới biển và biển; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức trực ban, chỉ huy, điều hành ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chung trên địa bàn tỉnh.
- Thiết lập và vận hành cơ chế thông tin liên lạc với các địa phương, các chủ tàu, gia đình ngư dân có trang bị máy thông tin liên lạc ở bờ với các tàu cá, tàu vận tải hoạt động trên biển, đài thông tin duyên hải, các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực, Cảng vụ Hàng hải Thái Bình và các lực lượng chuyên trách khác theo quy định; cung cấp cho các tàu tần số liên lạc, số điện thoại cần thiết để các tàu liên lạc khi có sự cố xảy ra. Nhân rộng các mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển để hỗ trợ nhau trong sản xuất và khi gặp sự cố, rủi ro.
6. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, đảm bảo mọi phương tiện tàu thuyền, phương tiện phà, đò ngang đủ điều kiện an toàn về người, phương tiện mới được hoạt động.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành hữu quan
- Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tuyên truyền các phim tài liệu về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên đài truyền hình tỉnh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Đài Khí tượng Thủy văn Nam Định
- Tăng cường dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết, khí hậu, các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai.
- Rà soát, cập nhật hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn để nâng cao chất lượng dự báo, nhất là độ tin cậy của bản tin dự báo, cảnh báo về định lượng mưa, lũ và mực nước trên các triền sông.
9. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi
- Bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi theo quy định; thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình kể cả khi không có mưa, lũ; trực ban và giám sát an toàn công trình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra sự cố công trình. Thực hiện giải tỏa vật cản, phát quang phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Tăng cường kiểm tra phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiến nghị chính quyền địa phương biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Trước mùa mưa lũ vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu; bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành. Thường xuyên giải tỏa các ách tắc đảm bảo hệ thống kênh tiêu thông thoáng để chủ động tiêu úng.
- Tiếp tục thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý; báo cáo kịp thời.
- Sau mùa mưa, lũ, kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình để có phương án sửa chữa, khắc phục; báo cáo kết quả kiểm tra về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 05/12/2023.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định; các tổ chức và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị của tỉnh quan tâm phối hợp, đồng hành cùng các cấp chính quyền, các ngành tuyên truyền vận động các đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.