ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 09 tháng 3 năm 2023 |
Công tác quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều trong thời gian qua còn nhiều tồn tại dẫn đến các vi phạm về thủy lợi, đê điều ngày càng phức tạp, có chiều hướng gia tăng, diễn ra ở nhiều nơi hầu khắp trên địa bàn tỉnh, ngoài nguyên nhân các công trình thủy lợi, đê điều trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh, do nhiều đơn vị quản lý khác nhau, các qui định pháp luật về thủy lợi, đê điều còn chưa đầy đủ, chồng chéo, chưa rõ ràng, sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, đùn đẩy trách nhiệm. Công tác xử lý vi phạm của các cấp, ngành, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, có biểu hiện buông lỏng quản lý.
Để thực hiện nghiêm Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, đảm bảo vận hành khai thác, an toàn công trình thủy lợi, đê điều, tăng cường quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị quản lý các công trình thủy lợi, đê điều, triển khai, thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
1. Nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, các cơ quan, các đơn vị liên quan đóng trên địa bàn tỉnh:
a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể theo chức năng nhiệm vụ được giao, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; hướng dẫn và giải thích cụ thể công tác quản lý, bảo vệ, các hành vi, phương thức xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đê điều trong việc bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
b) Kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật các vụ việc tồn đọng liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
c) Tăng cường giám sát, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi, đê điều theo quy định.
d) Tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Quy định trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành trong tỉnh:
2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tăng cường công tác quản lý, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, UBND các huyện, thành phố, thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời, có biện pháp xử lý dứt điểm các vụ vi phạm phát sinh mới theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra kết quả xử lý, công tác báo cáo vi phạm của các địa phương, đơn vị và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thường xuyên thống kê, phân loại vi phạm tồn đọng, trên cơ sở đó kiến nghị UBND các huyện, thành phố xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư; Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình không có giấy phép theo quy định hoặc vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
d) Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia ý kiến thẩm định cấp giấy phép môi trường đối với các dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi; kiểm tra, giám sát hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi.
e) Hướng dẫn tổ chức, thực hiện Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Quy định trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh, nhằm đạt hiệu quả trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố; các đơn vị liên quan, kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi khu vực bãi sông, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý trong các trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, hướng dẫn hồ sơ môi trường đối với các dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi khi thẩm định dự án; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các dự án; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định cấp giấy phép môi trường đối với dự án có xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi theo quy định pháp luật.
c) Tăng cường kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, dự án, khu dân cư xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra, rà soát các hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp khai thác cát, sỏi trái phép theo quy định của pháp luật.
e) Kiến nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đã hết hạn, những giấy phép còn thời hạn nhưng trong quá trình hoạt động khai thác có hành vi vi phạm pháp luật và thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định.
a) Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các trường hợp khai thác cát sỏi trái phép trên các tuyến sông, nhất là khu vực có đê sát sông, kè bảo vệ bờ, khu vực giáp ranh với các tỉnh lân cận; các trường hợp điều khiển xe quá khổ, quá tải di chuyển trên đê, đập.
b) Phối hợp các cơ quan chức năng liên quan, chính quyền địa phương các cấp kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi; bảo đảm an ninh trật tự cưỡng chế, giải tỏa hành lang an toàn đê điều, công trình thủy lợi.
2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp, củng cố hệ thống đê điều, thủy lợi đảm bảo an toàn chống lũ cho các tuyến đê, quản lý, khai thác công trình thủy lợi có hiệu quả; hàng năm bố trí kinh phí tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi theo quy định của pháp luật về đê điều, thủy lợi và Luật ngân sách Nhà nước.
a) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng của sở có liên quan, phối hợp với cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính đối với các xe ô tô chở hàng vượt quá tải trọng, quá khổ giới hạn cầu đường bộ đi trên đê, công trình thủy lợi khi có yêu cầu; xử lý các phương tiện vi phạm neo đậu trái phép, các bến thủy nội địa hoạt động trái phép, các vi phạm khác ảnh hưởng đến đê điều theo thẩm quyền quản lý.
b) Khi lập dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều, cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất về quy mô công trình, giải pháp thiết kế kỹ thuật thi công để đảm bảo tưới, tiêu trong suốt quá trình thi công.
a) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng của sở có liên quan, phối hợp kiểm tra, rà soát, ngăn chặn và xử lý dứt điểm vi phạm về trật tự xây dựng liên quan đến đê điều, công trình thủy lợi, ở bãi sông; kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ tại khu vực ven đê, trên bãi sông đúng quy định.
b) Khi quy hoạch, xây dựng các công trình xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất về quy mô công trình và các biện pháp đảm bảo tưới tiêu, đặc biệt là việc qui hoạch đảm bảo tiêu thoát; chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
2.7. Thanh tra tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, đề xuất xử lý theo đúng quy định của pháp luật khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2.8. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo đúng quy định; hoàn trả hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo tưới, tiêu, phục vụ sản xuất, dân sinh.
2.9. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các Sở ngành để tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành tỉnh và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2.10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phổ biến tuyên truyền pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai đặc biệt là những nội dung: Quy định về công tác quản lý, bảo vệ, trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, thẩm quyền xử lý vi phạm; các hành vi vi phạm; tình hình và kết quả xử lý vi phạm ở các địa phương, đơn vị.
b) Tổ chức thực hiện nghiêm trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai và Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 11/01/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, theo Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn Vĩnh Phúc.
c) Phát hiện kịp thời các vi phạm phát sinh, có biện pháp kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm xảy ra theo đúng quy định của pháp luật (xử phạt vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả), không để vi phạm tồn đọng, tái vi phạm. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
d) Kiểm tra, rà soát, có phương án quản lý, sử dụng đất tại các khu vực bãi sông, trong phạm vi bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật về đất đai, đê điều, thủy lợi và các quy định pháp luật có liên quan; kiên quyết xử lý, thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, thu hồi đối với diện tích đất bãi sông, trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.
e) Tập trung chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp, xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các Công ty TNHH MTV Thủy lợi trên địa bàn và các đơn vị liên quan tổ chức xử lý các vụ vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều theo thẩm quyền được phân cấp; kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn đọng, đặc biệt là các vụ vi phạm ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai theo qui định hiện hành, theo Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Quy định trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của UBND tỉnh, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
f) Thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục trong quy hoạch, thỏa thuận, cấp chứng nhận đầu tư các dự án, công trình xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, xả thải vào công trình thủy lợi.
g) Chỉ đạo các phòng chức năng của huyện, Công an huyện và UBND các xã, thị trấn có đê, hồ đập và công trình thủy lợi khác, phối hợp chặt chẽ với các Hạt Quản lý đê, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi tiến hành kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vụ vi phạm vào thân đê, kè, cống, đập, công trình thủy lợi và vùng phụ cận; những vụ gây mất an toàn cho đê, kè, cống và cản trở hành lang thoát lũ; giải tỏa ngay tình trạng trồng rau, màu, cỏ voi… trên thân, mái đê thuộc tất cả các tuyến đê tả Hồng, hữu sông Phó Đáy và tả Lô, nghiêm trọng nhất trên tuyến đê tả Lô và tả Hồng.
h) Chỉ đạo các phòng chức năng của huyện, Công an huyện và UBND các xã có đê phối hợp chặt chẽ với các Hạt Quản lý đê thuộc Chi cục Thủy lợi tiến hành kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vụ vi phạm vào thân đê, kè, cống; những vụ gây mất an toàn cho đê, kè, cống và cản trở hành lang thoát lũ; giải tỏa ngay tình trạng trồng rau, màu, cỏ voi… trên thân, mái đê thuộc tất cả các tuyến đê tả Hồng, hữu sông Phó Đáy và tả Lô, nghiêm trọng nhất trên tuyến đê tả Lô và tả Hồng.
i) Tổ chức thực hiện và phối hợp tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai, không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, theo quy định của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh Quy định trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
k) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, xem xét xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp xã, các đơn vị, cá nhân thuộc huyện trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều khi để xảy ra vi phạm do không thực hiện nghiêm theo quy định.
l) Giám sát, thỏa thuận các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều theo phân công trách nhiệm của UBND tỉnh, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về các nội dung được cấp phép theo quy định của pháp luật (UBND tỉnh không phân cấp các hoạt động cấp phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi kể các các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho cấp huyện)
m) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chậm xử lý, hoặc không xử lý các hành vi vi phạm, đùn đẩy trách nhiệm thuộc thẩm quyền xử lý, làm cho vi phạm, tái vi phạm gia tăng ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, đê điều.
2.11. UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã):
a) Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phổ biến tuyên truyền pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai đặc biệt là những nội dung: quy định về trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, thẩm quyền xử lý vi phạm; các hành vi vi phạm; tình hình và kết quả xử lý vi phạm ở các địa phương, đơn vị; hậu quả pháp lý về hành chính, hình sự khi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều.
b) Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm ngoài bãi sông, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn xã theo thẩm quyền được phân cấp; tăng cường kiểm tra phát hiện kịp thời, có biện pháp ngăn chặn, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật (xử phạt hành chính, khắc phục hậu quả), không để vi phạm tồn đọng, tái vi phạm. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.
c) Phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức khai thác công trình thủy lợi, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, lập biên bản vi phạm, thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm công trình thủy lợi, đê điều bãi sông.
d) Khi phát hiện tiếp nhận thông tin vi phạm phải triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn; Khi tiếp nhận hồ sơ vi phạm phải tiến hành ngay các trình tự, thủ tục xử lý vi phạm, đảm bảo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật thủy lợi, Nghị định 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều, Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Quy định trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của UBND tỉnh, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện bằng văn bản để Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo xử lý đối với những hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền để xử lý của cấp xã.
e) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc không phát hiện, chậm xử lý, hoặc không xử lý các hành vi vi phạm, đùn đẩy trách nhiệm thuộc thẩm quyền xử lý làm cho vi phạm, tái vi phạm gia tăng ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, đê điều.
f) Giám sát, đôn đốc các đối tượng vi phạm chấp hành quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền; đề xuất với Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các đối tượng không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền khi cấp xã đã áp dụng các biện pháp xử lý.
g) Giám sát các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều theo phân công, tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về các nội dung được cấp phép theo quy định của pháp luật.
h) Tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn xã theo quy định và báo cáo trước ngày 20 hàng tháng về UBND cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp &PTNT.
2.12. Các Công ty TNHH MTV Thủy lợi:
a) Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi; thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn Luật.
b) Có biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm, kịp thời các vi phạm phát sinh, chủ động áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, thông báo, kiến nghị và phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã, cấp huyện để xử lý vi phạm theo quy định (xử phạt hành chính, khắc phục hậu quả); kiến nghị, đề xuất và tổng hợp báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm, chậm trễ, tồn tại trong quá trình xử lý để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
c) Giao nhiệm vụ cụ thể trong công tác thường xuyên kiểm tra, phát hiện, có biện pháp ngăn chặn, kiến nghị xử lý vi phạm đảm bảo các vi phạm đều được phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản, kiến nghị xử lý kịp thời theo quy định; xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân trực thuộc được giao nhiệm vụ khi để xảy ra vi phạm không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
d) Giám sát, thỏa thuận các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều theo phân công trách nhiệm của UBND tỉnh, tổ chức kiểm tra, phối hợp xử lý vi phạm về các nội dung được cấp phép theo quy định của pháp luật.
UBND các huyện, thành phố; các Công ty TNHH MTV Thủy lợi tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, trên địa bàn quản lý theo quy định và báo cáo trước ngày 25 hàng tháng về Sở Nông nghiệp & PTNT.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức khai thác khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị, cá nhân có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.