ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30 tháng 01 năm 2019 |
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn được Trung ương, Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Qua đó, trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của tỉnh đã từng bước gắn với chức danh, với quy hoạch, với vị trí việc làm và việc sử dụng CBCCVC. Thẩm quyền, chế độ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng được quy định cụ thể, rõ ràng. Hệ thống chương trình, tài liệu được tổ chức biên soạn và ban hành đầy đủ, đồng bộ. Năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng CBCCVC lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng, còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Một số CBCCVC do chưa được trang bị, cập nhật những kiến thức và kỹ năng cần thiết nên việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý nhà nước chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và bản thân CBCCVC chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm trong việc nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của CBCCVC lãnh đạo, quản lý;
Hệ thống văn bản quy định chung về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, của các Bộ, ngành, Trung ương chậm được sửa đổi, ban hành;
Việc tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa được chú trọng;
Đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng còn thiếu, một số vẫn còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Việc huy động CBCCVC lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn.
Để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, tiếp tục thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC và triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 về việc đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với CBCCVC; Căn cứ công văn số 4911-CV/TU ngày 02/11/2018 của Tỉnh ủy về việc triển khai chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; CBCCVC thuộc tỉnh từ nay tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
1.1. Bảo đảm đến hết năm 2020, 100% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý dưới 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ còn thiếu các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý (ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước...) phải được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đạt các chứng chỉ theo quy định;
1.2. Bảo đảm đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
2. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
2.1. Khi thực hiện bổ nhiệm phải bảo đảm đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn; trình độ lý luận chính trị; kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý (cấp phòng và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp sở và tương đương); trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định;
2.2. CBCCVC lãnh đạo, quản lý đang giữ chức vụ chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn bắt buộc phải tham gia bồi dưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định;
2.3. Có văn bản đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và đội ngũ CBCCVC về vai trò của hoạt động bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; tạo điều kiện để CBCCVC lãnh đạo, quản lý hiện chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch, quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý được tham gia đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn theo quy định;
2.4. Gắn quy hoạch với bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh. Đề xuất cơ chế bồi dưỡng CBCCVC có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng vào vị trí lãnh đạo, quản lý; quan tâm, đầu tư bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ. Tạo điều kiện để CBCCVC được quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý tham gia bồi dưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm.
2.5. Thông báo đến CBCCVC lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương phải kịp thời cung cấp các chứng chỉ, giấy chứng nhận, văn bằng đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn khi được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để theo dõi, cập nhật, quản lý hồ sơ đảm bảo theo quy định;
2.6. Thường xuyên rà soát, tổng hợp, đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp phòng và tương đương, cấp xã; CBCCVC trong diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp phòng và tương đương, cấp xã. Thời gian thực hiện hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 hàng năm; gửi kết quả rà soát, tổng hợp về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 hàng năm;
2.7. Kịp thời đăng ký, xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn theo thẩm quyền phân cấp; phối hợp các cơ quan, đơn vị tham mưu cấp có thẩm quyền cử CBCCVC đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, CBCCVC được quy hoạch tham gia các khóa bồi dưỡng chương trình tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định.
2.8. Tập trung tổ chức các khóa bồi dưỡng CBCCVC lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2019 theo phân cấp;
2.9. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, trình độ, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tham gia công tác bồi dưỡng;
2.10. Báo cáo cấp có thẩm quyền cử CBCCVC tham dự các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng theo thẩm quyền;
2.11. Tổ chức đánh giá chất lượng đối với các khóa bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ, lãnh đạo quản lý (thực hiện theo nội dung Công văn số 2842/UBND-SNV ngày 29/3/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ);
2.12. Ưu tiên bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC để thực hiện Chỉ thị này;
2.13. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm;
2.14. Hằng năm, chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị, gửi kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 15/11 để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.1.Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; CBCCVC trong diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 hàng năm;
3.2. Tham mưu UBND tỉnh phối hợp các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng, cử CBCCVC lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương; cấp huyện và tương đương; CBCCVC trong diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương; cấp huyện và tương đương tham dự các khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý theo phân cấp;
3.3. Tổ chức rà soát, tổng hợp, đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; CBCCVC trong diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
3.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
3.5. Phối hợp Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Chính trị tỉnh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chức năng: Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp huyện, cấp phòng theo quy định; tổ chức đánh giá chất lượng đối với các khóa bồi dưỡng theo Công văn số 2842/UBND-SNV ngày 29/3/2018 về việc triển khai Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ;
3.6. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
4.1. Rà soát, đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền các chương trình bồi dưỡng được phân công tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, cụ thể các chương trình như: Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương; ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch chuyên viên chính và tương đương; Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã;
4.2. Tập trung tổ chức biên soạn, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã. Tập trung tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã;
4.3. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền. Tập trung tổ chức các khóa bồi dưỡng CBCCVC lãnh đạo, quản lý của tỉnh hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn và CBCCVC được quy hoạch về trình độ lý luận chính trị trong năm 2018 và năm 2019;
4.4. Tạo điều kiện, cử giảng viên giảng dạy các chương trình lý luận chính trị tham gia các chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy; huy động các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, trình độ, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tham gia công tác giảng dạy.
5. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí để thực hiện Chỉ thị này bảo đảm hiệu quả, phù hợp với khả năng ngân sách theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- CBCCVC đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và CBCCVC được quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, nghiêm túc trong việc học tập, bồi dưỡng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, tính chuyên nghiệp, tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của CBCCVC;
- CBCCVC đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và CBCCVC được quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý sắp xếp công việc, tham gia bồi dưỡng hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định. Riêng đối với trình độ tin học, ngoại ngữ, phải tự bồi dưỡng để đảm bảo trình độ theo quy định; đồng thời báo cáo kết quả tự chuẩn hóa về cơ quan, đơn vị quản lý CBCCVC theo quy định.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; CBCCVC thuộc tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các nội dung trong Chỉ thị này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.