ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Nghệ An, ngày 27 tháng 03 năm 2017 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 06/2013/CT-UBND ngày 07/3/2013 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các văn bản trên đã tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, giải quyết vướng mắc và đưa hoạt động khoáng sản dần đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khoáng sản còn một số hạn chế như: Việc khai thác khoáng sản nhìn chung chưa tuân thủ thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức hoạt động khoáng sản chưa cao, việc nổ mìn trong khai thác đá làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, việc vận chuyển khoáng sản làm hư hại hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường; tình trạng khai thác, vận chuyển, tập kết và tiêu thụ cát, sỏi, đất các loại trái phép vẫn diễn ra ở một số địa phương làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu ngân sách; các vi phạm xảy ra nhiều nhưng chưa được kịp thời chấn chỉnh, xử lý gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nguyên nhân để xảy ra các tồn tại nêu trên trước hết là do các chủ mỏ chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các ngành, chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, công tác hậu kiểm trong hoạt động khoáng sản chưa kịp thời, hình thức xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm….
Để khắc phục những tồn tại trên và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Vinh thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Thông báo số 540–TB/TU ngày 13/01/2017 của Thường trực Tỉnh ủy và các nội dung sau:
2. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hoạt động khoáng sản; giám sát, đôn đốc và yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khắc phục đầy đủ nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
4.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát văn bản pháp luật về lĩnh vực khoáng sản đã ban hành để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế phù hợp với quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan;
4.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ;
4.3. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát UBND cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác thuộc địa bàn quản lý, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo làm rõ trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu chính quyền địa phương đó. Hàng năm thành xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với hoạt động khoáng sản.
4.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản; đôn đốc các tổ chức được cấp phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu tái phạm tham mưu UBND thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật. Đình chỉ, tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
5.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, nguyên liệu sản xuất xi măng của các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác;
5.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với những địa bàn có các dự án trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh, nhu cầu lớn về sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
6.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ (ngoài khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và nguyên liệu sản xuất xi măng) của các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác; việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác hiện đại, nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và an toàn lao động;
6.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh (ngoài khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và nguyên liệu sản xuất xi măng);
6.3. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc, hóa đơn và chứng từ hợp pháp.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
7.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn lao động trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; tập trung vào nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đá trắng và quặng thiếc;
7.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh giải pháp tạo công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho lao động nông nhàn tại địa phương, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về điều kiện kinh tế mà có tập tục từ lâu đời sống dựa vào khai thác khoáng sản.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
8.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi xây dựng gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến đất sản xuất nông lâm nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, hành lang tiêu thoát lũ trên các tuyến sông theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
8.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định; tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý, sử dụng để tổ chức khai thác khoáng sản trái phép.
9.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung phân công tại Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới;
9.2. Quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các phương tiện thủy nội địa, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện thủy nội địa để khai thác, vận chuyển cát sỏi xây dựng trái phép trên các tuyến sông hoặc tổ chức khai thác vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa. Kiểm tra xử lý các dự án khai thác khoáng sản vi phạm đến hành lang công trình giao thông đường bộ, đường thủy;
9.3. Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường của các phương tiện vận chuyển khoáng sản khi tham gia giao thông, nhất là các vi phạm về chở quá khổ, quá tải, làm rơi vãi đá, đất, cát sỏi và ảnh hưởng xuống cấp đường giao thông...
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp huyện, cấp xã, các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản, nhất là các hành vi khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tải trọng trong hoạt động vận chuyển khoáng sản.
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền pháp luật về khoáng sản và thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hàng năm trong dự toán ngân sách nhà nước, đảm bảo các ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.
Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh khoáng sản trái phép.
13. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT&TH tỉnh, Báo Nghệ An:
Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các quy định pháp luật có liên quan bằng nhiều hình thức và phương pháp phù hợp. Kịp thời biểu dương trên phương tiện truyền thông đối với các tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt và hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn diễn ra trong thời gian dài, mà không giải quyết dứt điểm theo Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An và quy định của pháp luật về công chức hiện hành.
15. UBND các huyện, thị xã và thành phố Vinh:
15.1. Chủ trì thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 158/20116/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ. Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết;
15.2. Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp huyện, bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết và tiêu thụ khoáng sản trái phép. Địa bàn nào xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trong thời gian dài hoặc tái diễn hoạt động khoáng sản trái phép, thì Chủ tịch UBND cấp dưới phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về các sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn;
15.3. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản; thông báo đôn đốc và yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền;
15.4. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh trong quá trình các Sở ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn hoặc các nhiệm vụ định kỳ, đột xuất UBND tỉnh giao. Địa phương nào không phối hợp hoặc phối hợp mang tính hình thức, các Sở, ban, ngành có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời.
16. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
16.1. Triển khai dự án khai thác khoáng sản đảm bảo tiến độ xác định trong dự án đầu tư. Trong quá trình hoạt động khai thác phải tuân thủ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường; thực hiện đầy đủ các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường được được cấp thẩm quyền xác nhận, phê duyệt và thực hiện nghĩa vụ pháp lý khác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành;
16.2. Không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính, đào tạo hướng dẫn nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân để phục vụ có hiệu quả hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tăng hiệu quả khai thác, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn lao động;
16.3. Có trách nhiệm bảo trì sửa chữa hạ tầng giao thông nơi có hoạt động khoáng sản; xây dựng và thông báo UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi có hoạt động khoáng sản về các biện pháp bảo vệ đất đai, môi trường, an toàn lao động cho công nhân và người dân xung quanh khu vực mỏ, quy định giờ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đăng ký phương tiện khai thác, vận chuyển khoáng sản;
16.4. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai ngay sau khai giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực.
18. Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 06/2013/CT-UBND ngày 07/3/2013 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Vinh triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.