TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-CT/TLĐ |
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 1996 |
VỀ NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM ĐỂ THI HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Qua hơn 1 năm Bộ Luật Lao động (BLLĐ) có hiệu lực thi hành, các cấp công đoàn thực sự đã quan tâm và chủ động triển khai các mặt công tác có liên quan đến việc thi hành BLLĐ ở ngành và địa phương mình.
Vai trò của nhiều Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Công đoàn ngành đã thể hiện rõ trách nhiệm và chủ động phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước ở ngành và địa phương để triển khai thi hành BLLĐ. Có thể đánh giá là gần 100% cán bộ công đoàn chuyên trách ở các cấp đã được tập huấn về BLLĐ. Đối với Công nhân lao động (CNLĐ) nói chung, BLLĐ mới được tuyên truyền giới thiệu cho khoảng 70-80% số CNLĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và một số ít CNLĐ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn lại chỉ mới dừng lại ở một số cán bộ lãnh đạo và quản lý của doanh nghiệp.
Vì vậy, gần đây những hiện tượng vi phạm pháp luật lao động vẫn có chiều hướng tăng lên và dẫn đến những vụ phản ứng tập thể của CNLĐ mà nguyên nhân chính là do chủ doanh nghiệp hoặc do một số người quản lý của doanh nghiệp không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1996 đã có tới 18 cuộc đình công. So với cùng kỳ tăng 20% và bằng 39% cả năm 1995. Về phía người lao động do chưa nắm được những điều cơ bản của BLLĐ quy định về quyền và trách nhiệm của các bên. Do đó ở một bộ phận cơ sở doanh nghiệp, ở khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không dám đấu tranh vì không nắm được luật pháp hoặc không có chỗ dựa vì chưa thành lập được Công đoàn. Ngược lại nơi dám đấu tranh thì chưa nắm được trình tự và thủ tục khi sử dụng quyền đình công.
Để BLLĐ sớm đi vào đời sống, phát huy tác dụng đối với các đối tượng được điều chỉnh. Đoàn Chủ tịch TLĐ yêu cầu các cấp công đoàn, khẩn trương tổ chức thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây:
Phấn đấu, để cuối năm 1996, khi kiểm tra tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đã được phổ biến BLLĐ đến mọi cán bộ quản lý và người lao động.
LĐLĐ tỉnh, thành phố cùng với Công đoàn ngành chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xúc tiến việc ký thoả ước lao động tập thể. Tại các DNNN vẫn tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức để CNLĐ thực hiện quyền tham gia quản lý doanh nghiệp. (TLĐLĐ VN đã có văn bản số 147/CP ngày 3/2/1996 hướng dẫn về Đại hội CNVC trong DNNN).
3. Tiếp tục xúc tiến việc thành lập Công đoàn và Công đoàn Lâm thời trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn theo Quyết định số 81/QĐ-TLĐ ngày 17/1/1996 của Đoàn Chủ tịch TLĐ. Phấn đấu để đạt 100% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đi vào hoạt động phải thành lập được Công đoàn trong năm 1996. Nơi nào thiếu cán bộ thì đưa cán bộ ngoài vào có thể làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch trực cho đến khi hoạt động được bình thường.
a. Cử đại diện Công đoàn cơ sở tham gia Hội đồng hoà giải lao động (HĐHGLĐ) cơ sở: LĐLĐ tỉnh, thành phố và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc hướng dẫn đôn đốc và giúp đỡ Ban CHCĐ cơ sở cùng với người sử dụng lao động thảo luận, xúc tiến việc thành lập HĐHGLĐ cơ sở. Thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng theo Điều 163 và Điều 164 của BLLĐ. Số lượng thành viên, tuỳ theo quy mô và số lượng CNLĐ của doanh nghiệp để thoả thuận có số thành viên ngang nhau trong Hội đồng (nhưng nên ít nhất là 4 người).
Nơi đã có tổ chức Công đoàn hoặc Công đoàn Lâm thời, địa diện cho CNLĐ tham gia vào HĐHGLĐ cơ sở là Công đoàn và do ban CHCĐ cơ sở cử ra hoặc được bầu theo nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn cơ sở.
b) Cử đại diện của LĐLĐ tỉnh, thành phố tham gia Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.
Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố có trách nhiệm cử đại diện tham gia HĐTTLĐ cấp tỉnh, được tiến hành bằng việc đề cử theo quy định tại Điều 169 của BLLĐ và Nghị định của Chính phủ sẽ được ban hành hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của HĐTTLĐ cấp tỉnh.
Việc cử đại diện của LĐLĐ tham gia HĐTTLĐ cấp tỉnh, được tiến hành bằng việc đề cử, bỏ phiếu trong Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố.
Tổng Liên đoàn yêu cầu các cấp công đoàn, phải nhận rõ trách nhiệm như sau:
a) Đối với Công đoàn cấp trên cơ sở (Công đoàn Quận, huyện, Công đoàn Ngành địa phương, Công đoàn Tổng Công ty...) cần bố trí cán bộ có năng lực và am hiểu pháp luật lao động, chuyên trách theo dõi và làm nhiệm vụ cùng với Công đoàn cơ sở giải quyết khi có tranh chấp lao động hoặc đình công xảy ra theo đúng trình tự pháp luật quy định.
b) Đối với LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW, công đoàn ngành nghề toàn quốc, khi nhận được báo cáo chính thức của Công đoàn cơ sở về tranh chấp lao động thì tuỳ theo tính chất, mức độ, phạm vi tranh chấp xảy ra để cử cán bộ chuyên trách theo dõi, cùng với Công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở xem xét vấn đề tranh chấp, giúp cơ sở giải pháp bảo vệ quyền, lợi ích của các bên và tuân thủ đúng luật pháp. Từ nay những trường hợp người nước ngoài đánh đập, làm nhục người Việt Nam đều phải truy tố ra Toà án, không để họ bỏ chạy về nước dễ dàng như trước nay.
Đoàn Chủ tịch TLĐ yêu cầu ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Công đoàn ngành, nghề toàn quốc trực tiếp chỉ đạo triển khai; xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với cơ quan hữu quan (trong đó có Sở LĐ-TBXH, theo Thông báo số 330/TB ngày 31/1/1996 đã gửi và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố, theo Thông báo số 23/TB-TLĐ ngày 2/4/1996 đã gửi cho LĐLĐ và các Công đoàn ngành nghề toàn quốc) để xúc tiến việc kiểm tra, giám sát việc thi hành luật pháp lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn và chuẩn bị tiến hành đánh giá, sơ kết sau 2 năm thi hành BLLĐ vào cuối năm 1996 (TLĐ sẽ có văn bản hướng dẫn vào quý II/1996).
|
Nguyễn Văn Tư (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.