BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2003/CT-BYT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NHẰM GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG SƠ SINH
Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của nước ta đã giảm một cách đáng kể nhờ sự nỗ lực của toàn ngành y tế, sự tham gia tích cực của các ngành các cấp, sự đóng góp hiệu quả của các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và sự hỗ trợ quý báu của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm nhưng không đáng kể, đây chính là một thách thức lớn trong công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Trên thế giới, hàng năm có khoảng 8 triệu trẻ sơ sinh chết, chiếm 2/3 tổng số chết của trẻ dưới 1 tuổi, trong đó 2/3 số trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu và 2/3 số này chết trong 24 giờ đầu. ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh chiếm 50-70% tổng số tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao là do trẻ bị ngạt, chấn thương trong khi đẻ, đẻ non, đẻ thấp cân và các bệnh nhiễm khuẩn, trong khi đó những nguyên nhân này lại có thể phòng tránh được. Thực trạng trên chính là do thiếu sự quan tâm đúng mức của cán bộ quản lý bệnh viện, sự yếu kém và thiếu đồng bộ trong chăm sóc sơ sinh. Hiện tại, nhiều bệnh viện tỉnh chưa có khoa sơ sinh, hoặc nếu có thì bác sĩ cũng chưa được đào tạo sâu về chăm sóc sơ sinh. Trang thiết bị cấp cứu, chăm sóc sơ sinh và phương tiện vận chuyển còn thiếu thốn. Công tác vận chuyển cấp cứu chưa đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và an toàn. Sự phối hợp giữa chuyên khoa sản và chuyên khoa nhi chưa chặt chẽ trong chỉ đạo hướng dẫn chăm sóc thai nhi và trẻ sơ sinh.
Để khắc phục thực trạng trên và tăng cường chăm sóc sơ sinh, nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh theo các mục tiêu xác định trong Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2010 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
Tất cả các cơ sở y tế hoạt động trong lĩnh vực sản nhi bao gồm bệnh viện chuyên khoa sản, bệnh viện chuyên khoa nhi, khoa sản, khoa nhi của các bệnh viện đa khoa, trung tâm BVBMTE/KHHGĐ, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, tiếp tục triển khai thực hiện “Chỉ thị 08/1998/CT-BYT ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường dự phòng và cấp cứu các tai biến sản khoa”, nội dung Làm mẹ an toàn trong “Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản” được ban hành kèm theo Quyết định số 3367/QĐ-BYT ngày 12/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
a. Tăng cường sự phối hợp giữa chuyên khoa sản với chuyên khoa nhi trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh đặc biệt trong việc xử lý cấp cứu, hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ. Đối với các trường hợp đẻ non, đẻ thiếu cân, các bác sĩ nhi khoa phải có mặt để cùng tham gia hồi sức cấp cứu. Trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh tại các tuyến.
- Chuyên khoa sản có trách nhiệm:
- Quản lý tốt thai nghén, đặc biệt đối với các thai phụ có nguy cơ đẻ non, tiến hành sàng lọc, kiểm soát và điều trị viêm âm đạo ở các thai phụ.
- Chăm sóc sơ sinh, hướng dẫn bú mẹ sớm ngay sau sinh, tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh.
- Chẩn đoán phát hiện sớm thai nhi có nguy cơ, dị tật, vàng da để phối hợp với chuyên khoa nhi xử trí kịp thời.
b. Xử trí cấp cứu sớm sơ sinh bệnh, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn và các trường hợp bệnh lý khác.
- Chuyên khoa nhi có trách nhiệm:
- Nâng cao chất lượng hồi sức cấp cứu sơ sinh nhẹ cân, sơ sinh bệnh, dị tật, sang chấn sản khoa. Nâng cao chất lượng sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện và xử lý sớm sơ sinh dị tật.
- Chủ trì và phối hợp với chuyên khoa sản hỗ trợ đào tạo cho tuyến dưới, đào tạo lại để nâng cao chất lượng cấp cứu, hồi sức và chăm sóc sơ sinh.
Tổ chức sơ cứu và chuyển tuyến kịp thời và an toàn đối với sơ sinh bệnh.
Trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật:
a. Đối với chuyên khoa sản:
- - Từ Thừa Thiên Huế trở ra sẽ do Bệnh viện Phụ sản Trung ương chịu trách nhiệm.
Từ Đà Nẵng trở vào sẽ do Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm.
b. Đối với chuyên khoa Nhi:
- Từ Thừa Thiên Huế trở ra sẽ do Bệnh viện Nhi Trung ương chịu trách nhiệm,
- Từ Đà Nẵng trở vào sẽ do Bệnh viện Nhi Đồng I thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm.
(Nội dung này thay thế phần phân công chỉ đạo ngành của Chỉ thị 08/1998/CT-BYT ngày 6/11/1998 của Bộ Y tế).
Các bệnh viện được giao nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình bệnh tật tử vong sơ sinh gửi Bộ Y tế (Vụ Điều trị, Vụ Sức khoẻ sinh sản) và xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyên môn cụ thể cho từng tỉnh để đạt được mục tiêu giảm tử vong trẻ em nói chung và giảm tử vong sơ sinh nói riêng.
a. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các Sở Y tế), Y tế các ngành có trách nhiệm:
b. Đánh giá toàn diện công tác chăm sóc sơ sinh tại địa phương, trên cơ sở đó có kế hoạch kiện toàn tổ chức, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên khoa sản, chuyên khoa nhi, đặc biệt là nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi về chăm sóc và hồi sức sơ sinh.
c. Trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh, có kế hoạch củng cố hoặc thành lập ngay (nếu chưa có) các đơn nguyên sơ sinh thuộc khoa nhi đối với bệnh viện đa khoa tỉnh; khoa sơ sinh đối với bệnh viện chuyên khoa sản và bệnh viện nhi tuyến tỉnh; đơn nguyên nhi bao gồm cả chăm sóc sơ sinh tại trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Tổ chức và chỉ đạo việc chuyển tuyến đảm bảo an toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
5. Vụ Sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế có trách nhiệm:
a. Chủ trì và phối hợp các Vụ, Cục liên quan, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng kế hoạch hành động giảm tử vong sơ sinh và trình Bộ Trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
b. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình việc thực hiện Chỉ thị này để báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhận được Chỉ thị này, Giám đốc Sở Y tế , Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng Y tế ngành, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ phải khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe sinh sản) để xem xét giải quyết.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.