BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/1999/CT-BTP |
Hà Nội , ngày 08 tháng 03 năm 1999 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TRONG NĂM 1999
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Trong những năm qua, ngành Tư pháp đã từng bước thực hiện có kết quả chức năng, nhiệm vụ của mình, ngày càng có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội nghị tư pháp toàn quốc đầu năm nay đã tập trung đánh giá sự chuyển biến tích cực thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành trên các lĩnh vực công tác tư pháp năm 1998 và đề ra phương hướng công tác năm 1999.
Để triển khai phương hướng công tác năm 1999 có trọng tâm và đạt kết quả tốt, đưa công tác tư pháp phát triển lên một tầm mới, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tư pháp toàn quốc năm 1998, thu được những kết quả tốt hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chỉ thị cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giám đốc Sở Tư pháp tập trung chỉ đạo thực hiện các công việc sau đây:
1. Tiếp tục xây dựng lực lượng, củng cố, kiện toàn tổ chức, trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp cơ sở theo phương châm hướng về cơ sở.
2. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, trau dồi đạo đức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có đạo đức tốt, coi trọng danh dự nghề nghiệp, gương mẫu sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, theo tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư".
3. Phát huy vai trò của các cơ quan tư pháp bằng việc hoàn thành các công tác chuyên môn nghiệp vụ; chủ động tham mưu giúp cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, tích cực tham gia góp phần ổn định chính trị trên địa bàn địa phương.
4. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và tăng cường kiểm tra, đôn đốc trong ngành Tư pháp.
1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Triển khai Đề án đào tạo trung học pháp lý cho cán bộ trong ngành, chú trọng đào tạo cán bộ tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn hoá cán bộ tư pháp cơ sở.
b) Tiếp tục tổ chức các lớp luân huấn cho số Thẩm phán còn thiếu tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; mở lớp đào tạo Thẩm phán khoá II.
c) Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp như: Luật sư, Công chứng viên, Giám định viên, Chấp hành viên, Thư ký toà án.
d) Tổ chức các đợt bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
đ) Tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, quốc tịch, thanh tra ngành Tư pháp.
e) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho Hội thẩm Toà án nhân dân địa phương.
g) Tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên.
h) Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ giảng viên của Trường Đại học luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chức danh tư pháp; hỗ trợ công tác giảng dạy pháp luật ở các trường chính trị - hành chính ở địa phương, tiếp tục xây dựng hệ thống giáo trình chuẩn cho hệ Đại học luật và giáo trình cho hệ Trung cấp pháp lý.
2. Xây dựng Quy chế đạo đức Thẩm phán, Luật sư và nghiên cứu xây dựng các Quy chế nghề nghiệp của cán bộ ngành Tư pháp. Tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành đối với việc chấp hành các Quy chế đó.
3. Tổ chức tốt việc soạn thảo, bảo đảm tiến độ và có chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng và thời gian thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thành bước 2 của Kế hoạch tổng rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật.
a) Hoàn chỉnh và ban hành Quy chế về thủ tục, trình tự soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Bộ.
b) Củng cố, kiện toàn các đơn vị xây dựng pháp luật thuộc Bộ và tổ chức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các Sở tư pháp.
c) Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ về soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và về rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và cán bộ pháp chế các bộ, ngành.
d) Tham mưu làm đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương; chú trọng soạn thảo văn bản hoặc thẩm định các dự thảo văn bản được Uỷ ban nhân dân giao cho.
4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân; thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp và chủ động thể hiện vai trò đầu mối trong việc tổ chức phối hợp thực hiện họat động phổ biến, giáo dục pháp luật.
a) Làm tốt việc định hướng công tác cho các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp dưới; kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các Hội đồng phối hợp ở địa phương về công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các xã, phường, thị trấn nếu có điều kiện và nhu cầu thì thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn theo đúng kế hoạch và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
c) Thực hiện việc định kỳ bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Biên soạn sách pháp luật phổ thông, sách hướng dẫn nghiệp vụ hành chính - tư pháp; ra các số tạp chí, báo chuyên đề phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác tư pháp ở cơ sở.
d) Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.
đ) Hoàn thiện Đề án thành lập Nhà xuất bản Tư pháp để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các tổ chức bổ trợ tư pháp; nâng cao chất lượng hoạt động và đưa công tác bổ trợ tư pháp đi vào chiều sâu, phục vụ đắc lực cho công tác xét xử, công tác thi hành án, công tác quản lý hành chính - tư pháp và sự phát triển kinh tế - xã hội.
a) Phấn đấu thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tiếp tục triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý rộng rãi đến những vùng xa xôi, vùng có nhiều xã trong diện xoá đói giảm nghèo.
b) Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, ban hành Thông tư hướng dẫn của Bộ về triển khai và thi hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP , Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về hộ tịch có yếu tố nước ngoài, về lệ phí hộ tịch v.v...
Hoàn thành sơ kết việc thực hiện Nghị định 184/CP về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.
c) Tổ chức tốt việc thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tồn đọng năm 1998 và trình Chủ tịch nước giải quyết theo thủ tục của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998.
d) Tổ chức tốt việc thực hiện Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định việc cấp phiếu lý lịch tư pháp, đưa công tác này từng bước đi vào nền nếp.
đ) Hoàn thành dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 117/HĐBT về giám định tư pháp và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước. Đồng thời xây dựng Đề án soạn thảo Pháp lệnh Công chứng nhà nước và Đề án soạn thảo Pháp lệnh Giám định tư pháp.
e) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tổ chức và họat động của các tổ chức luật sư, các Văn phòng tư vấn pháp luật và các Chi nhánh luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; kịp thời uốn nắn những lệch lạc mà dư luận xã hội đang quan tâm.
6. Triển khai thực hiện tốt kết luận của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp giải quyết án tồn đọng; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác thi hành án dân sự, phấn đấu số án được thi hành xong hoàn toàn có tỷ lệ cao hơn năm 1998.
7. Thực hiện chủ trương công khai hoá việc cấp phát, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong công tác quản lý, cấp phát, sử dụng tài chính, tài sản, nhất là đối với nguồn vốn xây dựng trụ sở của các Toà án nhân dân địa phương và cơ quan thi hành án địa phương. Ban hành và tổ chức thực hiện tốt Quy chế cấp phát, sử dụng, mua sắm và quản lý tài sản ở các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp.
8. Đẩy mạnh một bước việc xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật; triển khai thí điểm việc xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật ở một số Sở Tư pháp.
9. Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải; tổ chức bầu tổ trưởng, tổ viên tổ hoà giải theo quy định của Pháp lệnh và văn bản hướng dẫn thi hành; hướng dẫn tổ chức các cuộc thi người làm công tác hoà giải giỏi ở các địa phương để chuẩn bị tổ chức cuộc thi toàn quốc.
10. Tạo bước chuyển cơ bản về cải cách hành chính trong ngành Tư pháp (đặc biệt là thủ tục hành chính trong quan hệ với công dân), trước hết trong các lĩnh vực: công chứng, hộ tịch, thi hành án.
11. Ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Bộ và Toà án nhân dân địa phương, cơ quan tư pháp địa phương. Chú trọng việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện các Quy chế mà Bộ đã ban hành. Xây dựng và tổ chức thực hiện các Quy chế làm việc của lãnh đạo cơ quan Toà án địa phương, cơ quan tư pháp địa phương, cơ quan thi hành án, tổ chức luật sư, Phòng công chứng nhà nước.
12. Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên phong trào thi đua yêu nước trong ngành Tư pháp theo Chỉ thị 02/1998/CT-BTP ngày 8/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Kế hoạch tổ chức và phát động phong trào thi đua đã đề ra tại Hội nghị tư pháp toàn quốc năm 1998.
1. Trên cơ sở phương hướng công tác năm 1999 của ngành, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tư pháp toàn quốc năm 1998 và những nội dung nêu trong Chỉ thị này, các đồng chí Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Bản phân công công việc kèm theo Chỉ thị này, cụ thể hoá thành kế hoạch của đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Các đồng chí lãnh đạo Bộ tăng cường kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo kịp thời xử lý công việc trong các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, tạo điều kiện cho các đơn vị thuộc Bộ, Toà án nhân dân địa phương, cơ quan Tư pháp địa phương hoàn thành chương trình, phương hướng công tác năm 1999.
3. Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng về tiến độ và kết quả thực hiện.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRỌNG TÂM
NĂM 1999
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 03/1999/CT-BTP ngày 08/03/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
TT |
LOẠI CÔNG VIỆC |
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN |
ĐƠN VỊ phối hợp |
ĐƠN VỊ CÙNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN |
1 |
Thực hiện Đề án đào tạo Trung cấp pháp lý (chú trọng cán bộ tư pháp hộ tịch) (điểm 1.a mục II) |
- Vụ TCCB-ĐT - Cả năm |
- Trường ĐH Luật HN - Trường ĐT các chức danh tư pháp - Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP |
- Các Sở Tư pháp |
2 |
Điểm 1.b mục II |
- Vụ TCCB-ĐT - Quý II và III |
- Trường ĐH Luật HN - Trường ĐT các chức danh tư pháp - Vụ QLTAĐP |
- Các Sở Tư pháp - Các TAND cấp tỉnh |
3 |
Kiện toàn tổ chức, bộ máy giáo viên Trường ĐH Luật, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (điểm 1.h mục II) |
- Vụ TCCB-ĐT - Quý II |
- Trường ĐH Luật HN - Trường ĐT các chức danh tư pháp |
|
4 |
Đề án thành lập Nhà xuất bản tư pháp (điểm 4.đ mục II) |
- Vụ TCCB-ĐT - Quý II - III |
- Vụ PBGDPL - Văn phòng Bộ |
|
5 |
Thành lập Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp (điểm 4.d mục II) |
- Vụ TCCB-ĐT - Quý II |
- Vụ PLDS-KT |
|
6 |
Tập huấn nghiệp vụ Thanh tra ngành Tư pháp (điểm 1.đ mục II) |
- Thanh Tra Bộ - Quý II |
- Trường ĐH Luật HN - Trường ĐT các chức danh tư pháp |
|
7 |
Tiếp tục xây dựng hệ thống giáo trình ĐH Luật, Trung cấp pháp lý (điểm 1.h mục II) |
- Trường ĐH Luật HN - Cả năm |
- Hội đồng khoa học Bộ. |
|
8 |
Bồi dưỡng cho các chức danh Tư pháp... (điểm 1.c mục II) |
- Trường ĐT các chức danh tư pháp. - Cả năm |
- Vụ LS-TV - Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Cục THA - Vụ QLTAĐP - Vụ TCCB-ĐT |
- Các Sở Tư pháp - Các TAND cấp tỉnh |
9 |
Tổ chức các đợt bồi dưỡng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ (điểm 1.d mục II) |
- Vụ PLDS-KT - Quý II |
- Vụ TCCB -ĐT - Trường ĐH Luật HN - Trường ĐT các chức danh TP |
|
|
Xây dựng văn bản hướng dẫn Pháp lệnh tổ chức và hoạt động tổ hoà giải ở cơ sở (Điểm 9 mục II) |
- Vụ PL DS-KT - Quý II
|
- Vụ TC CB-ĐT |
|
10 |
Củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải (Điểm 9 mục II) |
- Vụ PL DS-KT - Quý III |
- Vụ TC CB-ĐT |
- Các Sở Tư pháp |
11 |
Hướng dẫn tổ chức cuộc thi người làm công tác hoà giải giỏi (Điểm 9 mục II) |
- Vụ PBGDPL - Quý IV |
- Vụ PL DS - KT |
- Các Sở Tư pháp |
12 |
Giúp UBND quản lý văn bản QPPL (điểm 3 d mục II) |
|
|
- Các Sở Tư pháp - Cả năm |
13 |
Hoàn chỉnh Quy chế về thủ tục trình tự soạn thảo, thẩm định văn bản QPPL trong cơ quan Bộ. (điểm 3.a mục II) |
- Vụ PLHS-HC - Quý II |
- Vụ PLQT-HTQT - Vụ PLDS-KT - Văn phòng Bộ |
|
14 |
Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ về soạn thảo, thẩm định và rà soát văn bản QPPL (điểm 3 c mục II) |
- Vụ PLHS-HC - Quý II |
- Vụ PLQT-HTQT - Vụ PLDS-KT |
- Sở tư pháp tổ chức bồi dưỡng ở địa phương |
15 |
Tổ chức các đợt bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế (điểm 1.d mục II) |
- Vụ PLQT-HTQT - Quý II-III |
|
|
16 |
Tổ chức thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. (điểm 5.c mục II) |
- Vụ PLQT-HTQT - Cả năm |
|
|
17 |
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quốc tịch (điểm 1. đ mục II) |
- Vụ PLQT-HTQT - Cả năm |
|
|
18 |
(điểm 6 mục II) |
- Cục THA - Quý III |
- Vụ KH-TC |
|
19 |
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho Hội thẩm TAND địa phương. (điểm 1.e mục II) |
- Vụ QLTANDĐP - Quý III - IV |
|
- TAND cấp tỉnh |
20 |
Điểm 4.a mục II |
- Vụ PBGDPL - Cả năm |
|
- Các Sở Tư pháp |
21 |
Điểm 4.c mục II |
- Vụ PBGDPL - Cả năm |
- Báo PL - Viện NCKHPL |
|
22 |
Xây dựng Quy chế đạo đức luật sư. (điểm 2. mục II) |
- Vụ LS-TV - Quý III |
|
|
23 |
Điểm 5.e mục II |
- Vụ LS-TV - Cả năm |
|
- Các Sở Tư pháp |
24 |
Triển khai Nghị định 83 và xây dựng các thông tư hướng dẫn (điểm 5.b mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý I -II |
|
- Các Sở Tư pháp |
25 |
Mở các lớp tập huấn cho cán bộ hộ tịch (điểm 1đ mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý II |
|
- Các Sở Tư pháp |
26 |
Sơ kết việc thực hiện Nghị định 184-CP (điểm 5.b mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý III |
|
- Các Sở Tư pháp |
27 |
Giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của năm 1998 còn tồn đọng (điểm 5.c mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý III |
|
|
28 |
Tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch về cấp phiếu lý lịch tư pháp (điểm 5.d mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý II-III |
|
|
29 |
Hoàn thiện Nghị định mới về giám định tư pháp (điểm 5.đ mục II) |
- Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý II |
|
|
30 |
Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 31-CP (điểm 5.đ mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý II |
|
|
31 |
Xây dựng 2 đề án soạn thảo Pháp lệnh giám định tư pháp và Pháp lệnh công chứng nhà nước (điểm 5.đ mục II) |
-Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Quý IV |
|
|
32 |
Điểm 5.a mục II |
- Cục TGPL - Quý IV |
|
- Các Sở Tư pháp |
33 |
Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ trợ giúp pháp lý (Điểm 1 g mục II) |
- Cục TGPL -Quý II và Quý IV |
|
|
34 |
Ban hành và tổ chức thực hiện tốt quy chế về tài chính (Điểm 7 mục II) |
- Vụ KH-TC - Quý II |
|
- Các Sở Tư pháp - Các TAND Cấp tỉnh |
35 |
Điểm 7 mục II |
- Vụ KH-TC - Cả năm |
|
- Các Sở Tư pháp - Các TAND Cấp tỉnh |
36 |
Xây dựng Quy chế đạo đức Thẩm phán (điểm 2 mục II) |
- Viện NCKHPL - Quý II-III |
-Vụ QLTANDĐP |
|
37 |
Ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương (Điểm 11 mục II) |
- Viện NCKHPL - Quý II-III |
- Vụ TCCB-ĐT - Văn phòng Bộ |
|
38 |
Xây dựng và thực hiện Quy chế làm việc của Lãnh đạo các cơ quan tư pháp địa phương... (Điểm 11 mục II) |
|
|
- Các Sở Tư pháp - Các TAND Cấp tỉnh - Cả năm |
39 |
Xây dựng, khai thác tủ sách pháp luật ở xã phường (điểm 4.b mục II) |
- Viện NCKHPL - Cả năm |
- Báo PL - Tạp chí DCPL - Các đơn vị liên quan |
- Các Sở Tư pháp |
40 |
Điểm 8 mục II |
- Viện NCKHPL - Cả năm |
- Văn phòng Bộ - Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan |
- Một số Sở Tư pháp làm thí điểm - Quý II |
41 |
Về cải cách hành chính trong các lĩnh vực tư pháp (điểm 10 mục II) |
|
|
- Cục THA - Vụ CC-GĐ-HT-QT-LLTP - Các Sở Tư pháp - Cả năm |
42 |
Điểm 12 mục II |
- Văn phòng Bộ (thường trực Hội đồng TĐ-KT) - Cả năm |
- Các đơn vị thuộc Bộ |
- Các Sở Tư pháp - Các TAND Cấp tỉnh |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.