BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-BTP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2016 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
Trong thời gian qua, hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ, Ngành Tư pháp đã cơ bản được triển khai thực hiện phù hợp với định hướng, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý công tác đối ngoại và hợp tác với nước ngoài về pháp luật. Nhiều kết quả từ các hoạt động hợp tác đã hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, đặc biệt là trong công tác cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật (sau đây gọi là Nghị định 113/2014/NĐ-CP), thể chế cho hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật tiếp tục được hoàn thiện, tạo nên sự thống nhất trong quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước nói chung và trong Bộ, Ngành Tư pháp nói riêng.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật trong các đơn vị thuộc Bộ, trong Ngành Tư pháp cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế như các hoạt động hợp tác còn thiếu sự chủ động, chưa đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả và tính kế thừa bền vững; việc chia sẻ thông tin, kết quả hoạt động quốc tế về pháp luật chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức; không đủ nguồn nhân lực có trình độ phù hợp để đảm nhận nhiệm vụ hợp tác quốc tế về pháp luật; có việc để xảy ra sơ hở, thiếu sót; việc quản lý, sử dụng nguồn tài trợ chưa tập trung đầy đủ, có việc chưa công khai, minh bạch; nhiều Sở Tư pháp còn lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 113/2014/NĐ-CP... Nguyên nhân của thực trạng nói trên là do một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ và đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, Ngành cũng như hậu quả có thể xảy ra khi không thực hiện đúng quy định về quản lý hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về pháp luật.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nói chung và trong lĩnh vực pháp luật nói riêng thì việc tăng cường quản lý các hoạt động; đối ngoại ngày càng trở nên cấp thiết để bảo đảm các hoạt động hợp tác được triển khai phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, phục vụ hiệu quả cho quá trình cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để khắc phục hạn chế, bất cập và nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật trong, Ngành Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức thực hiện một số việc sau đây:
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tổ chức quán triệt trong cơ quan, đơn vị về các văn bản của Đảng và Nhà nước về hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại, Hướng dẫn số 01/HD-BĐNTW ngày 30/6/2015 của Ban Đối ngoại Trung ương hướng dẫn thực hiện Quyết định số 272-QĐ/TW, Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 09/12/2009 của Ban Bí thư về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, pháp luật về Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế và Nghị định số 113/2014/NĐ-CP , qua đó nâng cao nhận thức và bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các định hướng, chính sách và quy định về quản lý hoạt động đối ngoại nói chung và quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật nói riêng.
Việc tổ chức đón Đoàn vào cần xây dựng Đề án, Kế hoạch, kịch bản cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chú trọng đến việc chia sẻ, tiếp nhận kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ chuyên gia nước ngoài phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ, Ngành. Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ thực hiện công tác lễ tân đối ngoại theo đúng quy định, bảo đảm sự trọng thị, đồng thời thể hiện đúng vị thế của Bộ, Ngành, địa phương đối với các đối tác nước ngoài.
4. Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về quản lý hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về pháp luật. Các Sở Tư pháp chủ động phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan có liên quan để tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương trong năm 2016 theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP.
a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức quán triệt nội dung Chỉ thị này tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị để tạo sự thống nhất trong nhận thức và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị này trong các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
c) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị này theo quy định về quản lý hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về pháp luật.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.