ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/CT-UBND |
Cần Thơ, ngày 27 tháng 01 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Thời gian qua, công tác bán đấu giá tài sản đã từng bước đi vào nề nếp, hướng tới tính chuyên nghiệp và góp phần xác lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động bán đấu giá tài sản ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động bán đấu giá hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa có sự chỉ đạo thống nhất; nhiều đơn vị sở, ngành, địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tổ chức bán đấu giá chưa đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá.
Để chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhà nước, cụ thể:
a) Việc bán đấu giá tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19, 20, 21, 22 và Điều 24 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với việc thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26, 27, 28, 29, 30 và Điều 31 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ;
c) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền cấp thành phố và cấp Trung ương đóng trên địa bàn thành phố xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
d) Tài sản được xử lý bán khi dự án kết thúc thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ không hoàn lại đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc thực hiện theo Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước khi dự án kết thúc;
đ) Đối với tài sản là quyền sử dụng đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất:
- Đối với cấp thành phố: khi thành phố giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thì sau khi phương án đấu giá được phê duyệt trong hạn 15 ngày làm việc; cơ quan, đơn vị được giao quản lý khai thác quỹ đất phải chuyển giao hồ sơ cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp tổ chức đấu giá, thu tiền nộp vào ngân sách nhà nước theo Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất;
- Đối với quận, huyện: sau khi phương án đấu giá quyền sử dụng đất được phê duyệt, Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất quận, huyện tổ chức đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất và phương án đấu giá đã được phê duyệt hoặc thuê Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố tổ chức đấu giá theo quy định.
2. Các loại tài sản quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Chỉ thị này, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thanh lý theo phương thức bán đấu giá được khuyến khích chuyển giao cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố bán theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3. Đối với tài sản do Cục Thi hành án dân sự thành phố, Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện (gọi chung là cơ quan Thi hành án) cưỡng chế kê biên bán để thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đại diện cơ quan Thi hành án, chủ sở hữu hoặc người đại diện của chủ sở hữu có thể lựa chọn Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án.
4. Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp nhà nước do thành phố quản lý không tổ chức bán đấu giá tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (trừ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện xử lý thì thực hiện theo khoản 25, Điều 1 Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và đoạn 2, điểm đ, khoản 1 Chỉ thị này).
5. Giám đốc Sở Tư pháp tăng cường chỉ đạo thực hiện các công việc sau đây:
a) Đảm bảo ổn định về tổ chức, bố trí biên chế phù hợp về số lượng, chất lượng; tăng cường cơ sở vật chất để Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tiến tới xây dựng Trung tâm bán đấu giá tài sản phát triển chuyên nghiệp của thành phố;
b) Tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác bán đấu giá; tăng cường công tác quản lý nội bộ, giữ vững phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; góp tích cực trong việc thu ngân sách nhà nước;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng quy chế phối hợp về chuyển giao, bảo quản và tổ chức bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tịch thu sung quỹ nhà nước;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty nhà nước, các doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản, nhằm phát hiện sai sót để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch mạng lưới các tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá trong thành phố nhằm tạo điều kiện cho hoạt động này được phát triển bền vững.
6. Giám đốc Sở Tài chính:
a) Tiến hành rà soát lại các loại tài sản nhà nước (việc chuyển giao tài sản nhà nước, tài sản thanh lý, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cấp thành phố và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố...) để quyết định việc xử lý phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc chuyển giao tài sản bán đấu giá đúng theo tinh thần Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau mười ngày và đăng báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký.
Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ 06 tháng, 01 năm, tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.