BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2005/CT-BYT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2005 |
VỀ VIỆCTĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A (H5N1)
Từ đầu năm 2003 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 12 nước trên thế giới, chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam châu Á. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, nguy cơ có thể xảy ra một đại dịch cúm A H5N1 gây tử vong từ 2-7 triệu người và hàng tỷ người mắc bệnh.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của các địa phương, từ 16/12/2004 đến ngày 4/4/2005 dịch xảy ra tại 16 tỉnh/thành phố trong cả nước, ghi nhận 33 trường hợp mắc, trong đó có 16 trường hợp tử vong. Dịch cúm gia cầm xảy ra rải rác, do xử lý chưa triệt để làm cho virút cúm A H5N1 dễ phát tán ra môi trường và lây sang người. Để khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Giám đốc Sở y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tăng cường các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm trên người, thực hiện tốt việc phối hợp liên ngành trong các hoạt động phòng chống dịch tại các cấp ở địa phương. Triển khai thực hiện tốt chiến dịch vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia cầm trên toàn bộ địa bàn tỉnh/thành phố để khống chế không cho virút cúm A (H5N1) phát tán rộng ra môi trường lây sang người trong tháng 4/2005.
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm. Thực hiện giám sát chặt chẽ đến tận hộ gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất việc để sót ổ dịch cúm gia cầm không được khai báo. Sử dụng rộng rãi Cloramin B để khử trùng, tẩy uế, xử lý triệt để ổ dịch.
c) Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, cần kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ, không để dịch bệnh xâm nhập. Cơ quan kiểm dịch phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành trong việc kiểm tra giám sát gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.
d) Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân, tổ chức cách ly kịp thời. Thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ở người. Hướng dẫn các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế và những người trực tiếp tham gia xử lý ổ dịch tại địa phương, cơ sở.
đ) Có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các bệnh viện, các cơ sở tại các tuyến điều trị làm tốt việc thu dung bệnh nhân kịp thời, điều trị theo đúng “Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm viêm phổi do virút” ban hành theo Quyết định số 3422/2004/QĐ-BYT ngày 30/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
e) Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh, giúp người dân không hoang mang lo sợ và thực hiện tốt việc khai báo khi có dịch cúm ở gia cầm và dịch cúm xảy ra trên người. Đặc biệt tuyên truyền “4 biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người” theo quy định của Bộ Y tế.
g) Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, bảo đảm đủ thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng để phục vụ cho công tác phòng chống dịch cũng như trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ trực tiếp tham gia điều tra và xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân.
h) Thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch triển khai tại địa phương, thực hiện nghiêm túc “Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch” ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 6/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virút trên phạm vi cả nước.
b) Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác điều trị bệnh cúm A (H5N1) trên phạm vi cả nước.
b) Có kế hoạch cụ thể việc phân tuyến điều trị, tăng cường cơ sở điều trị trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài và có sự diễn biến phức tạp. Đảm bảo tốt việc tiếp nhận, cấp cứu, điều trị và cách ly bệnh nhân.
- Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân của các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Các Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đức Giang và Bệnh viện Đống Đa của thành phố Hà Nội sẽ được tăng cường khi dịch bùng phát mạnh.
- Bệnh viện Trung ương Huế có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân khu vực miền Trung, Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa). Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh: Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đăk Lăk được huy động thu dung điều trị bệnh nhân trong khu vực khi dịch bùng phát mạnh.
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1 - thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TP. Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận trở vào.
c) Chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tỉnh/thành phố chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết cho công tác điều trị.
d) Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm viêm phổi do virút và tập huấn cho cán bộ hệ điều trị.
4. Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe
Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền về phòng chống bệnh viêm phổi do virut. Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS và các cơ quan tuyên truyền triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền, thông tin, thông báo tình hình dịch.
Tổng hợp, huy động, điều phối và đáp ứng các nguồn lực cho công tác phòng chống dịch từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.
a) Chỉ đạo các địa phương tăng cường các hoạt động giám sát phát hiện, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh, nguồn lây, chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây dịch. Tổ chức các lớp tập huấn phòng chống dịch cho các địa phương trong khu vực phụ trách.
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chỉ đạo 29 tỉnh phía Bắc.
- Viện Pasteur Nha Trang chỉ đạo 11 tỉnh miền Trung.
- Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo 20 tỉnh miền Nam.
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên chỉ đạo 4 tỉnh Tây Nguyên.
b) Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng, triển khai các hoạt động chống dịch một cách đầy đủ kịp thời.
c) Thành lập các đội chống dịch sẵn sàng hỗ trợ các địa phương đang có tình hình dịch diễn biến phức tạp xảy ra.
7. Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
a) Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, các phương tiện cần thiết khác để kịp thời hỗ trợ các địa phương và tổ chức tốt việc tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
b) Cử cán bộ chuyên khoa và các đội điều trị sẵn sàng hỗ trợ các địa phương có dịch khi có yêu cầu.
8. Các đơn vị khác trực thuộc Bộ Y tế
Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức phòng chống dịch khi có yêu cầu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 08/2004/CT-BYT ngày 21/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut.
Nhận được chỉ thị này, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai ngay và báo cáo kết quả về Bộ Y tế./.
|
Trần Thị Trung Chiến (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.