BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2003/CT-BTP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2003 |
Thực hiện Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan tư pháp địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể quần chúng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cũng như thực hiện nhiều hình thức đăng ký kết hôn phong phú như tổ chức ngày đăng ký kết hôn, đăng ký lưu động tại thôn, ấp, bản, làng... nên đã rà soát, lập danh sách và đăng ký kết hôn cho phần lớn các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn.
Tuy nhiên, do số lượng các trường hợp phải đăng ký kết hôn theo Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 quá lớn, một số địa phương còn thiếu tích cực, chủ động nên cho đến nay, trong cả nước vẫn còn không ít trường hợp đã được rà soát, lập danh sách nhưng chưa được đăng ký kết hôn. Nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký kết hôn, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đặc biệt là quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, Chính phủ đã có Tờ trình số 520/CP-TTr ngày 28 tháng 4 năm 2003 đề nghị Quốc hội gia hạn thời hạn thực hiện Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Ngày 29 tháng 4 năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có Kết luận số 84a/UBTVQH11 về vấn đề nói trên. Để kịp thời triển khai việc tiếp tục đăng ký kết hôn theo Điểm 2 Kết luận của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ thị:
1. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nêu tại Chỉ thị này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung hoàn thành việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và đã xin đăng ký kết hôn (đã được rà soát và lập danh sách) nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận kết hôn trong thời hạn quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Đối với các trường hợp này, việc đăng ký kết hôn vẫn được thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ và quan hệ vợ chồng của họ được pháp luật công nhận kể từ thời điểm bắt đầu chung sống với nhau trên thực tế.
Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng chưa xin đăng ký kết hôn trong thời hạn quy định tại Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10, chưa được rà soát, lập danh sách trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà nay họ tự nguyện xin đăng ký kết hôn thì vẫn được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp này được thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và quan hệ vợ chồng của họ chỉ được pháp luật công nhận kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, cấp kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi khác nhằm hoàn tất việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp nêu trên.
Các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các Ban này. Đối với các địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo mà còn tồn đọng nhiều trường hợp hôn nhân thực tế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo đăng ký kết hôn ở cấp tỉnh và cấp huyện. Ban chỉ đạo do một đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, Thủ trưởng cơ quan tư pháp làm Phó trưởng ban thường trực, đại diện các cơ quan liên quan như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp làm thành viên.
3. Các cơ quan tư pháp ở địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
3.1. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch trong đó nêu rõ tiến độ và các biện pháp cần thiết nhằm giải quyết dứt điểm việc đăng ký hôn nhân thực tế ở địa phương, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 01 tháng 09 năm 2003 và gửi Kế hoạch báo cáo Bộ Tư pháp sau khi được phê duyệt;
b) Làm nòng cốt giúp Ban chỉ đạo cấp tỉnh huy động lực lượng ngành tư pháp; phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và các cơ quan hữu quan tổ chức lực lượng tình nguyện hỗ trợ Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) triển khai Kế hoạch đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nêu trên;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cơ quan tư pháp các cấp tại địa phương trong việc đăng ký kết hôn;
d) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương để tuyên truyền, phổ biến pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và việc đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 nói riêng;
đ) Định kỳ hàng quý, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện việc đăng ký kết hôn tại địa phương và phản ánh những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị (nếu có).
3.2. Phòng Tư pháp các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ:
a) Trên cơ sở Kế hoạch chung của tỉnh, thành phố, khẩn trương xây dựng Kế hoạch chi tiết về đăng ký kết hôn trong đó nêu rõ tiến độ đăng ký trong từng xã, phường, thị trấn trong phạm vi địa phương mình;
b) Tiếp nhận lực lượng trợ giúp từ cấp trên (nếu có) và tổ chức lực lượng cán bộ tư pháp - hộ tịch trong toàn huyện, quận và lực lượng tình nguyện trực tiếp về từng xã, phường, thị trấn còn tồn đọng nhiều trường hợp hôn nhân thực tế để giúp đỡ Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết dứt điểm việc đăng ký kết hôn ở từng địa phương;
c) Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng ở địa phương để tuyên truyền, phổ biến chủ trương đăng ký kết hôn đến từng hộ gia đình, từng người dân;
d) Trong quá trình trợ giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn, trực tiếp giải quyết các vướng mắc phát sinh. Đối với các vướng mắc phức tạp, cần kịp thời báo cáo, xin ý kiến Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Sở Tư pháp;
đ) Định kỳ hàng quý, báo cáo tình hình thực hiện việc đăng ký kết hôn lên Ban chỉ đạo cấp tỉnh thông qua Sở Tư pháp.
Đối với các địa phương đã sáp nhập Phòng Tư pháp vào Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nêu tại Điểm này.
3.3. Ban Tư pháp các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký kết hôn;
b) Làm nòng cốt giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc đăng ký kết hôn;
c) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp số liệu, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
4. Vụ Hành chính tư pháp có trách nhiệm:
a) Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan tư pháp địa phương thực hiện dứt điểm việc đăng ký kết hôn;
b) Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
c) Tổ chức Đoàn kiểm tra việc đăng ký kết hôn tại một số địa phương trọng điểm;
d) Định kỳ 6 tháng, tổng hợp và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình và kết quả thực hiện việc đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 trong phạm vi toàn quốc.
10. Việc đăng ký kết hôn cho các trường hợp hôn nhân thực tế nêu trên cần được hoàn thành trước ngày 01 tháng 8 năm 2004 để tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết việc đăng ký kết hôn vào cuối năm 2004.
Trên cơ sở các nhiệm vụ được xác định nêu trên, Giám đốc các Sở Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan nghiêm túc quán triệt và tích cực thực hiện Chỉ thị này. Coi việc hoàn thành về cơ bản việc đăng ký kết hôn theo Chỉ thị này là một trong các tiêu chí để xét thi đua năm 2003 và 2004 cho các đơn vị và cá nhân có liên quan và là cơ sở để đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đột xuất đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đăng ký kết hôn.
Giám đốc các Sở Tư pháp chịu trách nhiệm về việc thực hiện Chỉ thị này tại địa phương trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở Tư pháp kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp (Vụ Hành chính tư pháp) để được hướng dẫn.
|
Uông Chu Lưu (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.