BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-BYT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2010 |
VỀ PHỤC VỤ Y TẾ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH DẦN 2010
Để bảo đảm đón xuân mới Canh Dần 2010 vui tươi, an toàn, tiết kiệm, hoàn thành tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp Tết, thực hiện Chỉ thị số 2008/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và đón mừng xuân mới 2010, Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và lễ hội đón mừng xuân mới và công văn số 684/VPCP-TH ngày 28 tháng 01 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị y tế các ngành, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện tốt những nội dung sau đây:
2. Tăng cường công tác y tế dự phòng:
a) Cục Y tế dự phòng và Môi trường hướng dẫn các địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt phòng ngừa bệnh cúm A(H5N1), cóm A(H1N1) ở người, tiêu chảy cấp và các bệnh dịch mùa đông -xuân khác có thể bùng phát.
b) Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, không để bùng phát thành dịch, chú ý kiểm soát các ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường.
- Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, chú ý kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ những vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ; phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch, không để dịch bệnh lây lan. Cơ quan kiểm dịch phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành kiểm tra, giám sát gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.
- Bố trí sẵn sàng và đầy đủ thuốc, hoá chất, vật tư phục vụ phòng chống dịch để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch.
- Phân công cán bộ trực dịch 24/24 giờ để theo dõi, nắm tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định.
a) Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Thanh tra Bộ để xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh thành phố trọng điểm đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông đại chúng cung cấp kịp thời, đầy đủ những nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, chú ý kiểm tra thực phẩm bày bán tại các chợ, các nơi bán thực phẩm phục vụ Tết, các nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; chống thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương nhằm giảm tối đa số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong dịp Tết.
4. Tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh:
4.1. Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh:
a) Phải bố trí các kíp trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ khả năng xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu, tai nạn giao thông, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ bất cứ trường hợp cấp cứu nào. Trường hợp bệnh nhân nhập viện không đúng tuyến, không đúng chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu, qua giai đoạn nguy hiểm mới được chuyển đi các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà cùng đi. Tổ chức tốt việc vận chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết.
b) Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh, chú ý đến cách giao tiếp, cung cấp thông tin, ứng xử ân cần, hoà nhã, thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại các cơ sở công theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
c) Tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị tại các bệnh viện hoặc người bệnh vào cấp cứu trong những ngày Tết cả về vật chất và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.
4.2. Cục Quản lý Khám chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Phân tuyến điều trị tại tất cả các khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Truyền nhiễm thuộc các bệnh viện trực thuộc Bộ, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện ngành, đồng thời hướng dẫn các đơn vị bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu dịch bệnh, thảm hoạ và tai nạn giao thông xảy ra.
b) Xây dựng và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch kiểm tra các bệnh viện trong dịp Tết; tổ chức các Đoàn kiểm tra đột xuất.
4.3 Giao cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các điểm điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng methadone; các điểm điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS chuẩn bị đủ thuốc, bố trí cán bộ trực Tết để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, liên tục thuốc cho bệnh nhân.
5. Đảm bảo thuốc chữa bệnh phục vụ nhân dân:
a) Các bệnh viện, công ty dược Trung ương, địa phương phải xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ đủ thuốc phục vụ phòng bệnh chất lượng bảo đảm; tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ phòng bệnh, chữa bệnh; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ các điểm bán lẻ thuốc trực 24/24h để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người bệnh, người tiêu dùng trong những ngày nghỉ Tết; bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ thuốc khi có yêu cầu phục vụ công tác cấp cứu hoặc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch cúm A(H1N1), cúm A(H5N1) ở người.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn dược và các quy định về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc, mỹ phẩm đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành và các hành vi đầu cơ, tích trữ ảnh hưởng đến công tác bình ổn và quản lý giá thuốc dùng cho người.
6. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các cơ sở y tế
Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự, Công an địa phương rà soát, bổ sung kế hoạch bảo vệ cơ quan, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đơn vị trong các ngày nghỉ Tết. Kiểm tra kỹ hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống điện, kho xăng dầu; niêm phong, cắt cầu dao điện các kho hàng và phòng làm việc trước khi về nghỉ Tết. Các đơn vị tổ chức trực đơn vị theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ; niêm yết danh sách cán bộ trực công khai hàng ngày để lãnh đạo đơn vị đi kiểm tra, đôn đốc khi cần thiết. Các đơn vị phải nhanh chóng đi vào hoạt động bình thường ngay sau Tết.
7. Tăng cường công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe
a) Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y tế và các cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ăn uống hợp vệ sinh; không vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm mắc bệnh, không rõ nguồn gốc; không ăn thức ăn sống, hải sản chưa được chế biến kỹ; không uống rượu bia khi tham gia giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, tai nạn giao thông.
b) Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan truyền thông địa phương phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ý thức cho người dân biết tự bảo vệ sức khỏe, thông báo kịp thời các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền các mô hình thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh.
8. Công tác báo cáo trong dịp Tết Nguyên đán
a) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện Trung ương và địa phương, trung tâm y tế dự phũng đóng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp các số liệu nhanh trong 3 ngày Tết (từ ngày 30 tháng Chạp đến Mùng 2 Tết) và trong cả 6 ngày tết về công tác khám bệnh, xử trí cấp cứu, dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm gửi về Bộ Y tế theo từng lĩnh vực quản lý.
b) Cục trưởng các Cục: Quản lý Khám, chữa bệnh, Y tế dự phòng và Môi trường, An toàn vệ sinh thực phẩm, Quản lý Dược, Phòng chống HIV/AIDS và Chánh Văn phòng Bộ xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt việc đảm bảo tổng hợp đầy đủ thông tin, số liệu báo cáo nhanh và báo cáo đầy đủ trong dịp Tết Nguyên đán.
Báo cáo nhanh gửi Về Văn phòng Bộ trước 10h sáng ngày 15/2/2010 (tức ngày mùng 02 Tết) và báo cáo đầy đủ về tình hình công tác bảo đảm y tế trong những ngày Tết gửitrước 10 giờ sáng ngày 19/2/2009 (tức mùng 6 Tết) về địa chỉ: thanhbinh69@yahoo.com để Văn phòng Bộ tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ duyệt báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ theo quy định.
Nhận được Chỉ thị này, Lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành có trách nhiệm khẩn trương tổ chức triển khai và thực hiện tốt các nội dung trên./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.