TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2006/CT-CA |
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2006 |
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2005 và triển khai phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006 của ngàny Tòa án nhân dân đã xác định: Trong năm 2005 ngành Tòa án nhân dân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử các loại vụ án và các nhiệm vụ khác, góp phần cùng các cơ quan tư pháp và nhân dân cả nước giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng còn không ít khuyết điểm, thiết sót cần được nghiên cứu làm rõ nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục có hiệu quả. Trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác tư pháp và các Nghị quyết của Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI, ngành Tòa án nhân dân đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm công tác của năm 2006. Để triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2006, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình cần đặc biệt lưu ý triển khai và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết đơn đề nghị, yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; cụ thể như sau:
a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần kiện toàn, nâng cao năng lực công tác của Phòng Giám đốc, Kiểm tra. Khi nhận được đơn đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần phân lọai và căn cứ vào quy định của pháp luật tố tụng để xử lý. Nếu phát hiện có sai lầm nghiêm trọng thì kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu phát hiện có tình tiết mới theo quy định của pháp luật tố tụng thì phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, bảo đảm không để tình trạng có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi phát hiện có căn cứ kháng nghị thì quá thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
b) Chánh tòa các Tòa: Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính của Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần tổ chức việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật một cách hợp lý và khoa học. Cần phân công, phân nhiệm rõ ràng theo quy chế làm việc và tổ chức phân loại đơn đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân để giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, của đương sự. Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật cần phải báo cáo kịp thời với Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công phụ trách đơn vị để cho ý kiến chỉ đạo, xem xét, giải quyết.
c) Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao cần tổ chức và tăng cường kiểm tra công tác xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương, các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đặc biệt là các vụ án có đơn đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành phải đúng pháp luật.
4. Khẩn trương giải quyết các đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị kết án oan theo đúng Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Trường hợp hòa giải không thành, người bị kết án oan khởi kiện vụ án dân sự đòi bồi thường thì Tòa án có thẩm quyền phải khẩn trương thụ lý, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động quản lý; từng bước đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các Tòa án, đặc biệt là các Tòa án mới thành lập hoặc được giao thực hiện thẩm quyến xét xử mới.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quán triệt nội dung Chỉ thị này đến toàn thể Thẩm phán, cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý; đồng thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.
|
CHÁNH ÁN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.