BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2002/CT-BTP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 2002 |
VỀ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2002
Năm 2001, năm mở đầu thế kỷ mới, công tác tư pháp đã đạt được những chuyển biến rõ rệt. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong Chỉ thị đầu năm của Bộ đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Đó là kết quả của sự cố gắng chung theo tinh thần tích cực, chủ động, khẩn trương, liên tục trong suốt năm của cán bộ, công chức toàn Ngành. Đó đồng thời, là kết quả của sự chỉ đạo chặt chẽ, sự quan tâm lớn và tạo nhiều điều kiện của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương, của Lãnh đạo các Bộ, Ngành cho công tác Tư pháp, Pháp chế.
Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo chiều rộng và cả bề sâu, phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực, thì vẫn còn những mặt công tác chưa được tập trung tổ chức thực hiện để hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch: Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhất là các cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành chậm được kiện toàn, đổi mới trước yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng được mở rộng; Tiến độ xây dựng, thẩm định một số đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chất lượng thấp; Công tác thi hành án dân sự, hành chính, bổ trợ tư pháp vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ và chỉ đạo kịp thời. Nhìn chung công tác toàn ngành tư pháp còn chưa ngang tầm.
Năm 2002 là năm toàn Đảng, toàn dân tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng; là năm đầu tiên triển khai thi hành các quy định mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp năm 1992 và các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước; Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đối với công tác tư pháp, năm 2002, tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ hơn, vừa đáp ứng những đòi hỏi của đất nước, vừa tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của toàn ngành: Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm hiệu quả công tác thi hành án dân sự, quản lý Toà án địa phương; tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí đến tận cơ sở; tiếp tục đổi mới hoạt động và cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ nhân dân về pháp luật.
Để công tác tư pháp chủ động đáp ứng được các yêu cầu và định hướng nêu trên, trong năm 2002 cần đẩy mạnh việc thực hiện toàn diện các công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, trong đó tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp như sau:
1. Tiếp tục kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.
Khẩn trương hoàn chỉnh trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/CP và phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan sửa đổi, bổ sung Thông tư liên bộ số 12/TTLT theo đề án về kiện toàn tổ chức các cơ quan tư pháp đã trình Chính phủ nhằm hoàn chỉnh mô hình hệ thống tổ chức, kiện toàn, củng cố các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến cơ sở.
Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 94/NĐ-CP về tổ chức pháp chế Bộ, ngành nhằm kiện toàn một bước các tổ chức pháp chế Bộ, ngành ở Trung ương, xây dựng tổ chức pháp chế ở các sở, ngành địa phương, doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động, đảm bảo tác dụng thiết thực của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.
Lấy năm 2002 là "Năm kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã". Chú trọng củng cố, tăng biên chế cho cơ quan tư pháp cấp huyện để đẩy mạnh các mặt công tác tư pháp trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là "năm phát huy vai trò của các tổ chức pháp chế trong việc chủ động tham mưu và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật".
Chú trọng giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ tư pháp về phẩm chất, chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Tiếp tục tổ chức học tập quán triệt văn kiện Đại hội Đảng IX; xây dựng chương trình hành động của từng cơ quan, đơn vị để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX. Định kỳ đánh giá hiệu quả công tác, lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý và các chức danh tư pháp. Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ và đưa công chức trẻ đi thực tế cơ sở.
Chủ động chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân địa phương. Bảo đảm đủ thẩm phán cho các Toà án địa phương để hết năm 2002 không còn tình trạng thiếu thẩm phán. Thực hiện kịp thời, nghiêm túc thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ các chức danh tư pháp.
Thực hiện quy chế làm việc trong các cơ quan Toà án địa phương. Xây dựng quy chế làm rõ trách nhiệm cá nhân của thẩm phán khi có án bị hủy hoặc bị cải sửa.
Hoàn chỉnh chiến lược xây dựng pháp luật 10 năm (2001 - 2010) trên cơ sở đê án đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam.
Xây dựng phương án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, quy trình thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp.
Tập trung chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan tư pháp các cấp chủ động làm tốt chức năng thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Chính phủ và chính quyền địa phương, bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung đúng đắn, nhất quán, hợp hiến, hợp pháp, minh bạch, khả thi.
Thực hiện định kỳ đánh giá chất lượng, kiểm tra tiến độ thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tập trung hoàn thành đúng tiến độ các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng pháp luật năm 2002.
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động tổ chức quán triệt, nghiên cứu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cho đội ngũ cán bộ tư pháp, trước hết là các thẩm phán, cán bộ pháp chế các Bộ, ngành, doanh nghiệp, luật sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật.
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các vấn đề pháp lý bức xúc trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế để làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến Hội nhập quốc tế, trước hết là các vấn đề Hội nhập kinh tế khu vực, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Quản lý chặt chẽ hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 26/12/1998 của Chính phủ. Nâng cao hiệu quả của các dự án hợp tác về pháp luật với nước ngoài và tổ chức quốc tế. Tổ chức thực hiện kịp thời các uỷ thác tư pháp.
4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nghiêm chỉnh thi hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
Đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở các cấp. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc của cơ quan thi hành án dân sự. Khẩn trương sửa đổi các văn bản pháp luật về thi hành án. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về công tác thi hành án. Thực hiện đủ biên chế cho các cơ quan thi hành án.
Các khiếu nại, tố cáo về thi hành án phải được giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án; làm rõ nguyên nhân của các vụ việc tồn đọng, khiếu nại và trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên.
5. Hướng mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở.
Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 02, Quiyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đó đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tập trung phát triển, củng cố lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở.
Hoàn thiện cơ chế phối hợp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp.
Tiếp tục đổi mới hình thức, phương thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung thiết thực phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện để nhân dân được tiếp cận với pháp luật.
Kịp thời tổ chức phổ biến nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước (sửa đổi).
Trên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng phong trào vận động nhân dân chấp hành pháp luật thông qua hoạt động hoà giải, thực hiện hương ước, quy ước, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng đời sống văn hoá ở cụm dân cư.
Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp theo Chỉ thị số 28/2001/CT-TTg ngày 28/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức nghiên cứu, lựa chọn nội dung của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các văn bản pháp lý về hội nhập để phổ biến cho từng đối tượng. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoàn thiện, đổi mới phương thức hoạt động của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp để phục vụ các nhu cầu thông tin, tư vấn pháp luật của doanh nghiệp, từng bước xây dựng Câu lạc bộ trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối của doanh nghiệp và pháp luật trong điều kiện phát huy nội lực, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng của tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục xây dựng tủ sách pháp luật tại các cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, tăng cường đội ngũ cán bộ và lực lượng cộng tác viên, mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí đến tận cơ sở.
Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản hiện hành về lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; tháo gỡ cơ bản các vướng mắc, cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, quản lý và đăng ký hộ tịch, công tác quốc tịch, kết hôn, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, trọng tài. Tiếp tục thực hiện "Năm tập trung đăng ký khai sinh cho trẻ em". Hoàn thành về cơ bản đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội. Tổ chức hội thi Hộ tịch viên giỏi ở cấp Trung ương.
Tập trung triển khai thực hiện Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định mới thay thế Nghị định 184/CP về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Hiệp định Việt - Pháp về nuôi con nuôi.
Triển khai hoạt động đáp ứng nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm ở các địa phương trong cả nước, trước hết thực hiện tại Trung tâm Hà Nội và các Chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
7. Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý, nghiệp vụ tư pháp
Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp. Phấn đấu xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành Trường trọng điểm chuyên ngành luật của Quốc gia.
Hoàn chỉnh chương trình đào tạo luật cho số cán bộ Tư pháp có thâm niên công tác đã qua đào tạo luân huấn. Đổi mới chương trình, mở rộng quy mô đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ Thẩm phán, Luật sư, Giám định viên, Công chứng viên, Chấp hành viên, Trọng tài viên, Chuyên viên trợ giúp pháp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.
Phát huy trí tuệ của toàn Ngành và hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo đảm gắn kết hoạt động nghiên cứi khoa học với công tác của Ngành; nghiên cứu làm rõ các luận cứ khoa học phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành Tư pháp, đồng thời chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ngành.
Kịp thời tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp phục vụ nhiệm vụ hoạch định chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính và hội nhập trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý của quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Chú trọng nghiên cứu góp phần xây dựng cơ chế bảo đảm hiệu lực pháp luật.
Phổ biến rộng rãi và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý, kết quả các cuộc hội thảo, toạ đàm, hội nghị vào công tác tư pháp.
Xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động của các cơ quan Tư pháp.
Xây dựng chế độ và các giải pháp phù hợp để các cơ quan Tư pháp thực hiện chế độ thường xuyên tự tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.
Xác định một số lĩnh vực công tác bức xúc nhất để phát động các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả công tác.
Đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng hoạt động của các khu vực thi đua. Tổng kết từng mặt công tác tư pháp trên địa bàn, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Chú trọng biểu dương người tốt, việc tốt, khen thưởng xứng đáng và kịp thời đối với những tập thể và cá nhân có thành tích đột xuất trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ công lý, phát huy sáng kiến, cải tiến trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định trên đây, Giám đốc các Sở Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành báo cáo cấp uỷ Đảng và Lãnh đạo địa phương, Bộ, ngành kịp thời chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Lãnh đạo Bộ Tư pháp tăng cường làm việc với các đồng chí Lãnh đạo các địa phương, Bộ, ngành. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm bám sát thực tiễn thi hành pháp luật, kịp thời dự báo, phát hiện vấn đề mới nẩy sinh, bức xúc, chủ động chỉ đạo hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương và doanh nghiệp.
Các kiến nghị, đề xuất, xin ý kiến của địa phương, đơn vị gửi về Bộ Tư pháp phải được Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ xem xét, trả lời chậm nhất không quá 15 ngày; từ nay phải chấm dứt tình trạng để chậm trễ việc trả lời, im lặng không trả lời hoặc trả lời chung chung, thiếu tính xác thực.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, nghiệp vụ, việc thực hiện các quy chế làm việc, quy chế quản lý của Ngành và Chỉ thị của Bộ, trước hết là trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức, triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
Phát huy vai trò của tổ chức Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở và hoạt động giám sát, kiểm tra của Thanh ra nhân dân trong từng cơ quan, đơn vị; gắn công tác kiểm tra với đánh giá, xét chọn danh hiệu thi đua khen thưởng.
Các cơ quan, đơn vị trong Ngành thực hiện phương châm "Hướng về cơ sở", sâu sát lĩnh vực công tác phụ trách, tổ chức kiểm điểm, sơ kết thực hiện Chỉ thị để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Lãnh đạo địa phương, Bộ, Ngành.
Bộ Tư pháp tổ chức giao ban, kiểm tra thực hiện Chỉ thị đối với các địa phương theo khu vực thi đua của Ngành.
Văn phòng Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất ý kiến với Bộ trưởng để chỉ đạo sát với tình hình.
|
Nguyễn Đình Lộc (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.