BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2001/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 2 năm 2001 |
VỀ CÔNG TÁC PCBL, GIẢM NHẸ THIÊN TAI 2001 NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Năm 2000 thiên tai xẩy ra nhiều nước trên thế giới và khu vực, ở nước ta lũ bão và các thiên tai khác xẩy ra trên nhiều vùng. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long với trận lũ lụt lịch sử kéo dài 4 tháng cao hơn cả đỉnh lũ năm 1937, 1961 đã gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong hơn 70 năm qua, làm thiệt hại 3.962 tỷ đồng, trong đó GTVT thiệt hại 1.376 tỷ đồng và làm chết 680 người, ngập hơn 1 triệu nhà ở, đường sá hư hỏng, bong bật mặt đường 1,9 triệu m2, sụt lở taluy dương, âm 1,7 triệu m3 và hư hỏng hàng vạn cầu, cống khu vực miền duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên đã xẩy ra nhiều đợt lũ quét tàn phá giữ dội.
Để kiểm điểm sâu sắc, đánh giá đúng mức độ thiệt hại do bão lụt gây ra trong năm 2000, đề ra biện pháp khắc phục nhằm giảm nhẹ thiên tai năm 2001 năm đầu thế kỷ 21.
Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ thị cho các Cục, Liên hiệp, các Tổng Công ty, các Sở GTVT và các đơn vị trong toàn Ngành GTVT thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau đây:
1/ Cần tập trung tổng kết sớm công tác phòng chống bão lụt năm 2000, đánh giá chính xác mức độ thiệt hại về người, tài sản, công trình giao thông kể cả giá trị, khối lượng bị thiệt hại như cầu, cống, đường sá v.v... Cần phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan.
2/ Qua thực tiễn chỉ đạo, giải quyết các tình huống đảm bảo giao thông do lũ bão gây ra cần nghiêm túc kiểm điểm rút ra những ưu, khuyết điểm, những bài học kinh nghiệm về công tác chuẩn bị vật tự dự phòng, về công tác chỉ đạo khắc phục kết hợp giữa các đơn vị TW và địa phương trong ngành GTVT, giữa các Sở GTVT với Sở nông nghiệp-phát triển nông thôn của tỉnh. Trong việc khắc phục hậu quả bão lụt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Các tỉnh duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên, trên các tuyến quốc lộ đường sắt Thống nhất và đường địa phương. Từ đó đề xuất các giải pháp kiên cố hoá, bêtông hoá các tuyến đường, các điểm, các vùng bị ngập lụt và thực hiện giải pháp "chung sống với lũ lụt".
3/ Cần kiện toàn Ban PCBL từ Bộ đến các đơn vị, chuẩn bị tốt phương án dự phòng như khôi phục kịp thời các tuyến đường hư hỏng sau lũ, chuẩn bị dầm cầu, vật liệu, rọ đá ... ở từng đơn vị, từng địa phương, từng tuyến đường , từng khu vực, kiểm tra mức độ an toàn các cầu yếu, các bến phà, các bến đò ... để có phương án đảm bảo giao thông.
4/ Các Cục Đường bộ VN, LHĐS VN, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường sông VN chỉ đạo các Khu QLĐB, các đoạn quản lý đường sông, các XN quản lý đường sắt, các đơn vị này cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các Sở GTVT, phải đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường trong mọi tình huống, đặc biệt các tuyến đường trục chính như Băc Nam, các tuyến liên vận quốc tế, các tuyến lên miền núi, Tây Nguyên phải được thông suốt liên tục. Cần phải chú trọng công tác chống va trôi và bảo vệ các trụ cầu nơi có nhiều phương tiện đường thuỷ qua lại và công tác ứng cứu khi có sự cố đê điều.
5/ Các Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông phải có phương án PCBL ngay từ đầu năm về các công trình đã đang triển khai thi công đặc biệt chú ý công trình ngầm, công trình dưới nước. Các Tổng Công ty cần chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng Công ty đang thi công các công trình tại các địa phương cần có phương án PCBL , chủ động phối hợp với địa phương để khắc phục hậu quả bão lũ gây ra trên địa bàn.
Bộ yêu cầu các Cục, Liên hiệp, các Tổng Công ty, các Sở GTVT triển khai gấp nội dung của chỉ thị này, gửi báo cáo tổng kết PCBL năm 2000 và kế hoạch PCBL năm 2001 về Bộ (qua Ban PCBL) để Bộ sớm tổng hợp đánh giá rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành.
|
Phạm Quang Tuyến (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.