Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Mức lương Thiếu tướng Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền phong cấp bậc hàm Thiếu tướng?

Thứ hai - 25/09/2023 15:02
Mức lương Thiếu tướng Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền phong cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân? Những việc sĩ quan Công an nhân dân mang cấp bậc hàm Thiếu tướng không được làm là gì? - câu hỏi của anh K. (Bình Phước).

Mức lương Thiếu tướng Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương Thiếu tướng Công an nhân dân hiện nay được căn cứ theo STT 4 Mục 1 Bảng 6 Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) quy định hệ số lương sĩ quan Công an nhân dân như sau:

Bảng lương cấp bậc quân hàm

Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương Thiếu tướng Công an nhân dân hiện nay là 15.480.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Mức lương áp dụng với Thiếu tướng Công an nhân dân nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.

Mức lương Thiếu tướng Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền phong cấp bậc hàm Thiếu tướng? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền phong cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân?

Thẩm quyền phong cấp bậc hàm Thiếu tướng được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
...

Theo các quy định nêu trên thì Chủ tịch nước có thẩm quyền phong cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.

Lưu ý: Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm.

Những việc sĩ quan Công an nhân dân mang cấp bậc hàm Thiếu tướng không được làm là gì?

Những việc sĩ quan Công an nhân dân mang cấp bậc hàm Thiếu tướng không được làm được quy định tại Điều 32 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây