Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Giám sát dịch hại là gì? Thông tin trong hồ sơ của hệ thống giám sát dịch hại được quy định như thế nào?

Thứ hai - 25/09/2023 18:05
Hệ thống giám sát dịch hại có bao nhiêu kiểu? Thông tin trong hồ sơ của hệ thống giám sát dịch hại được quy định như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn M.L ở Long Thành. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Giám sát dịch hại là gì?

Giám sát dịch hại là được giải thích theo tiểu mục 3.18 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7516:2005 (ISPM No.6 : 1998, có sửa đổi) quy định:

Giám sát dịch hại (surveillance)
Một quá trình chính thức thu thập và ghi chép dữ liệu về sự xuất hiện hoặc không xuất hiện dịch hại bằng việc điều tra, theo dõi, hoặc các quy trình khác.

Theo đó, giám sát dịch hại là một quá trình chính thức thu thập và ghi chép dữ liệu về sự xuất hiện hoặc không xuất hiện dịch hại bằng việc điều tra, theo dõi, hoặc các quy trình khác.

Hệ thống giám sát dịch hại có bao nhiêu kiểu?

Hệ thống giám sát dịch hại quy đinh ở Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7516:2005 (ISPM No.6 : 1998, có sửa đổi) quy định:

Khái quát về các yêu cầu
Căn cứ vào tiêu chuẩn về biện pháp KDTV như TCVN 6907 : 2001, các quốc gia được yêu cầu chứng minh các biện pháp KDTV của họ phải dựa trên cơ sở phân tích nguy cơ dịch hại. Các nguyên tắc này cũng chấp nhận khái niệm “vùng không nhiễm dịch hại”, qui định về khái niệm này được trình bày trong TCVN 6907 : 2001. Các khái niệm này cũng được đề cập trong “Hiệp định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật” của Tổ chức thương mại thế giới. Việc thu thập và ghi nhận thông tin về dịch hại là cơ sở đối với tất cả các khái niệm. Việc áp dụng này là do TCBVTVQG công bố chính thức sự không có mặt hoặc phân bố hẹp của các đối tượng KDTV.
Có hai kiểu chủ yếu của hệ thống giám sát dịch hại:
- giám sát tổng thể
- điều tra cụ thể.
Giám sát tổng thể là một quá trình qua đó thông tin về loài dịch hại cụ thể được chú ý đối với vùng có được từ nhiều nguồn thông tin sẵn có và được TCBVTVQG cung cấp.
Điều tra cụ thể là các quy trình mà qua đó TCBVTVQG có được thông tin về dịch hại liên quan đến các địa điểm cụ thể trong một vùng với một chu kỳ thời gian xác định.
Thông tin đã xác minh thu được có thể được sử dụng để xác định sự có mặt hoặc phân bố của các loài dịch hại trong một vùng hoặc trên một ký chủ hay hàng hóa hoặc chúng không có mặt trong một vùng. (trong việc thiết lập và duy trì các VKNDH).

Như vậy, có hai kiểu chủ yếu của hệ thống giám sát dịch hại gồm:

- Giám sát tổng thể

- Điều tra cụ thể.



Giám sát dịch hại (Hình từ Internet)

Thông tin trong hồ sơ của hệ thống giám sát dịch hại được quy định như thế nào?

Thông tin trong hồ sơ của hệ thống giám sát dịch hại được quy định ở Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7516:2005 (ISPM No.6 : 1998, có sửa đổi) quy định:

Yêu cầu
...
5.5. Lưu giữ hồ sơ
TCBVTVQG cần lưu giữ các hồ sơ giám sát tổng thể và điều tra cụ thể. Thông tin lưu giữ phải thích hợp với mục đích sử dụng, ví dụ: hỗ trợ cho việc phân tích nguy cơ dịch hại cụ thể, thiết lập VKNDH và lập danh mục dịch hại. Các mẫu chuẩn được giữ ở nơi thích hợp.
Thông tin trong hồ sơ bao gồm, trong phạm vi có thể:
- tên khoa học của dịch hại và mã số Bayer nếu có thể
- họ/bộ
- tên khoa học của ký chủ và mã số Bayer nếu có thể và phần thực vật bị hại hoặc phương tiện thu thập (ví dụ: bẫy dẫn dụ, mẫu đất, vợt lưới)
- địa điểm, ví dụ: mã khu vực, địa chỉ, tọa độ
- ngày thu thập và tên người thu thập
- ngày định loại và tên người định loại
- ngày xác minh và tên người xác minh
- tài liệu tham khảo, nếu có
- thông tin bổ sung, ví dụ: bản chất của mối quan hệ ký chủ, tình trạng nhiễm dịch, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng bị hại, hoặc là chỉ phát hiện ra trong các nhà kính.
Báo cáo về sự xuất hiện dịch hại trên hàng hóa không cần thiết phải cụ thể đối với địa điểm hoặc sự xác minh, nhưng cần nêu đầy đủ, chính xác chủng loại hàng hóa, người thu thập, ngày thu thập và nếu có thể là phương tiện thu thập.
Các báo cáo về sự xuất hiện của các loài dịch hại mới cũng phải bao gồm thông tin về bất kỳ biện pháp nào đã áp dụng và các báo cáo này phải có sẵn khi có yêu cầu.

Như vậy, thông tin trong hồ sơ của hệ thống giám sát dịch hại được quy định như sau:

Thông tin trong hồ sơ bao gồm, trong phạm vi có thể:

- Tên khoa học của dịch hại và mã số Bayer nếu có thể

- Họ/bộ

- Tên khoa học của ký chủ và mã số Bayer nếu có thể và phần thực vật bị hại hoặc phương tiện thu thập (ví dụ: bẫy dẫn dụ, mẫu đất, vợt lưới)

- Địa điểm, ví dụ: mã khu vực, địa chỉ, tọa độ

- Ngày thu thập và tên người thu thập

- Ngày định loại và tên người định loại

- Ngày xác minh và tên người xác minh

- Tài liệu tham khảo, nếu có

- Thông tin bổ sung, ví dụ: bản chất của mối quan hệ ký chủ, tình trạng nhiễm dịch, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng bị hại, hoặc là chỉ phát hiện ra trong các nhà kính.

Báo cáo về sự xuất hiện dịch hại trên hàng hóa không cần thiết phải cụ thể đối với địa điểm hoặc sự xác minh, nhưng cần nêu đầy đủ, chính xác chủng loại hàng hóa, người thu thập, ngày thu thập và nếu có thể là phương tiện thu thập.

Các báo cáo về sự xuất hiện của các loài dịch hại mới cũng phải bao gồm thông tin về bất kỳ biện pháp nào đã áp dụng và các báo cáo này phải có sẵn khi có yêu cầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây