Bệnh do virus Ebola được quy định tại Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4600/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
I. Đại cương.
- Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây lan và bùng phát thành dịch; tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, mồ hôi hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm vi rút như đồ vải, kim tiêm đã sử dụng,...).
- Vi rút Ebola là một trong ba chi thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:
+ Zaire ebolavirus (EBOV)
+ Sudan ebolavirus (SUDV)
+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
+ Taï Forest ebolavirus (TAFV).
+ Reston ebolavirus (RESTV)
Trong đó, BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.
...
- Bệnh do virus Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây lan và bùng phát thành dịch; tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%.
Bệnh do virus Ebola lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, mồ hôi hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm vi rút như đồ vải, kim tiêm đã sử dụng,...).
- Vi rút Ebola là một trong ba chi thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:
+ Zaire ebolavirus (EBOV)
+ Sudan ebolavirus (SUDV)
+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
+ Taï Forest ebolavirus (TAFV)
+ Reston ebolavirus (RESTV)
Trong đó, BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do virus Ebola được quy định tại Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4600/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
I. Đại cương.
...
- Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
+ Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh.
+ Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân.
+ Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
+ Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả.).
+ Người vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật bị nhiễm vi rút.
Như vậy, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do virus Ebola gồm:
- Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân.
- Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
- Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả.).
- Người vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật bị nhiễm vi rút.
Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm đúng không? Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh do virus Ebola? (Hình từ Internet)
Thời gian ủ bệnh do virus Ebola theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4600/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
II. Triệu chứng.
1. Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày (trung bình từ 4-10 ngày)
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
+ Sốt cấp tính
+ Đau đầu, đau mỏi cơ
+ Nôn/buồn nôn
+ Tiêu chảy
+ Đau bụng
+ Viêm kết mạc
+ Phát ban: ban đầu, ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
+ Xuất huyết: đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho ra máu, chảy máu chân răng, đái ra máu, chảy máu âm đạo, ...
+ Sốc và suy đa tạng dẫn đến tử vong
2. Xét nghiệm
- Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Hóa sinh máu: tăng AST, ALT, amylase. Creatinin và urê máu có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh.
- Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác.
- Xét nghiệm nước tiểu: có protein niệu.
- Xét nghiệm phát hiện căn nguyên:
+ ELISA
+ PCR
+ Phân lập vi rút tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4
Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản và vận chuyển tuân theo quy định an toàn với bệnh phẩm (máu) có nguy cơ lây nhiễm cao (xem Phụ lục 1).
Như vậy, thời gian ủ bệnh do virus Ebola từ 2-21 ngày (trung bình từ 4-10 ngày).
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
+ Sốt cấp tính
+ Đau đầu, đau mỏi cơ
+ Nôn/buồn nôn
+ Tiêu chảy
+ Đau bụng
+ Viêm kết mạc
+ Phát ban: ban đầu, ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
+ Xuất huyết: đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho ra máu, chảy máu chân răng, đái ra máu, chảy máu âm đạo, ...
+ Sốc và suy đa tạng dẫn đến tử vong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.