Đồ gỗ nội thất được quy định tại tiểu mục 3.9 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020 về Đồ gỗ nội thất như sau:
Thuật ngữ, định nghĩa và các ký hiệu viết tắt
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa trong TCVN 12624-1 và các thuật ngữ định nghĩa sau đây:
...
3.7
Độ ẩm gỗ (moisture content)
Tỷ lệ phần trăm của lượng nước có trong gỗ so với khối lượng của gỗ. Độ ẩm gỗ có độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối.
3.8
Độ ổn định (stability)
Khả năng chịu được các lực có xu hướng gây lật mẫu.
3.9
Đồ gỗ nội thất (wooden furniture)
Đồ nội thất sản xuất bằng gỗ hoặc vật liệu gỗ được sử dụng trong nhà, hoặc khu vực không chịu tác động của thời tiết.
3.10
Đồ gỗ mỹ nghệ (hand-carved wood furniture)
Đồ gỗ trang trí hoặc các chi tiết gỗ trang trí trong sản phẩm đồ gỗ có nhiều hoa văn họa tiết có tính thẩm mỹ cao, thường được sản xuất thủ công bởi các nghệ nhân điêu khắc gỗ.
3.11
Độ nhám bề mặt (surface roughness)
Độ nhấp nhô xuất hiện trên bề mặt do sự không đồng đều trong cấu trúc của gỗ hoặc do bị khuyết tật trong quá trình sản xuất.
...
Như vậy, đồ gỗ nội thất được hiểu là đồ nội thất sản xuất bằng gỗ hoặc vật liệu gỗ được sử dụng trong nhà, hoặc khu vực không chịu tác động của thời tiết.
Đồ gỗ nội thất là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển đồ gỗ nội thất được quy định tại tiểu mục 5. 3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020 về Đồ gỗ nội thất như sau:
Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
...
5.2 Ghi nhãn
- Các sản phẩm hoặc từng kiện phải được ghi nhãn bởi nhà sản xuất bằng cách sử dụng mực in khó tẩy hoặc dán nhãn ít nhất có các thông tin sau:
a) Tên của nhà sản xuất, nhãn thương mại hoặc nhãn nhận diện cụ thể đối với cơ sở sản xuất;
b) Loại sản phẩm, tên sản phẩm, mã sản phẩm;
c) Kích thước sản phẩm;
d) Màu sắc, vật liệu hoàn thiện sản phẩm;
e) Lô, năm sản xuất;
5.3 Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển đồ gỗ nội thất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không chứa các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như xăng, dầu;
b) Phương tiện vận chuyển phải có mui, bạt, các thiết bị che chắn đảm bảo chống thấm, chống ướt;
c) Không bốc xếp đồ gỗ nội thất ở ngoài trời khi có mưa.
5.4 Bảo quản
- Sản phẩm trong quá trình bảo quản phải giữ nguyên hình dạng và độ ẩm yêu cầu; Tất cả các chi tiết bên trong sản phẩm không bị trầy xước, móp, nứt vỡ;
- Kho sản phẩm phải được thông gió, khô, sạch sẽ, an toàn, không bụi bẩn, đủ ánh sáng cho việc chất xếp hàng tiêu chuẩn về vệ sinh sản xuất hiện hành. Có thiết bị báo cháy tự động, thiết bị chữa cháy, thiết bị chống ẩm, Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm.
Như vậy, theo quy định, phương tiện vận chuyển đồ gỗ nội thất phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(1) Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không chứa các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như xăng, dầu;
(2) Phương tiện vận chuyển phải có mui, bạt, các thiết bị che chắn đảm bảo chống thấm, chống ướt;
(3) Không bốc xếp đồ gỗ nội thất ở ngoài trời khi có mưa.
Yêu cầu ngoại quan đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020 về Đồ gỗ nội thất như sau:
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
...
4.4 Yêu cầu ngoại quan đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất
- Tất cả các cạnh và các góc có thể tiếp xúc trong quá trình sử dụng phải nhẵn và không có cạnh sắc, nếu có cạnh sắc thì phải được làm tròn với bán kính tối thiểu 2 mm;
- Bề mặt sản phẩm không có phần gỗ bị lẹm, không có vết lõm do va đập, không đồng phẳng tại các mối ghép, không có dăm gỗ hoặc các chi tiết kim loại nhô lên bề mặt;
- Các chi tiết đầu/cuối hình ống và các chi tiết chân hình ống phải được che đậy hoặc bịt kín; Đối với cạnh dán phải đảm bảo kín khít, không bị hở mối dán hay chảy keo ở cạnh dán;
- Các bộ phận kim loại, phụ kiện kim loại được bôi trơn phải được che phủ kín, không chấp nhận rỉ sét;
- Cánh tủ, ngăn kéo và các chi tiết chuyển động phải sử dụng dễ dàng;
- Các hoa văn chạm khắc phải đều, đường nét phải phân biệt rõ ràng, các bộ phận đối xứng phải đối xứng. Đối với các tấm trang trí dán phủ ván mỏng (veneer) không bị vết keo trên bề mặt, mối dán phải kín khít, bằng phẳng;
- Các chi tiết được sơn phủ phải đảm bảo không có bụi bẩn hoặc những hạt nhỏ (cát, dăm gỗ...) bên dưới lớp sơn bóng; không có hiện tượng sơn bị chảy, có vết nhăn, phồng rộp, ố màu; lớp sơn bóng không bị nứt hoặc bị chảy (tạo gợn sóng);
- Không chấp nhận nấm mốc trên bề mặt sản phẩm.
...
Như vậy, yêu cầu ngoại quan đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất được quy định cụ thể như sau:
(1) Tất cả các cạnh và các góc có thể tiếp xúc trong quá trình sử dụng phải nhẵn và không có cạnh sắc, nếu có cạnh sắc thì phải được làm tròn với bán kính tối thiểu 2 mm;
(2) Bề mặt sản phẩm không có phần gỗ bị lẹm, không có vết lõm do va đập, không đồng phẳng tại các mối ghép, không có dăm gỗ hoặc các chi tiết kim loại nhô lên bề mặt;
(3) Các chi tiết đầu/cuối hình ống và các chi tiết chân hình ống phải được che đậy hoặc bịt kín; Đối với cạnh dán phải đảm bảo kín khít, không bị hở mối dán hay chảy keo ở cạnh dán;
(4) Các bộ phận kim loại, phụ kiện kim loại được bôi trơn phải được che phủ kín, không chấp nhận rỉ sét;
(5) Cánh tủ, ngăn kéo và các chi tiết chuyển động phải sử dụng dễ dàng;
(6) Các hoa văn chạm khắc phải đều, đường nét phải phân biệt rõ ràng, các bộ phận đối xứng phải đối xứng. Đối với các tấm trang trí dán phủ ván mỏng (veneer) không bị vết keo trên bề mặt, mối dán phải kín khít, bằng phẳng;
(7) Các chi tiết được sơn phủ phải đảm bảo không có bụi bẩn hoặc những hạt nhỏ (cát, dăm gỗ...) bên dưới lớp sơn bóng; không có hiện tượng sơn bị chảy, có vết nhăn, phồng rộp, ố màu; lớp sơn bóng không bị nứt hoặc bị chảy (tạo gợn sóng);
(8) Không chấp nhận nấm mốc trên bề mặt sản phẩm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.