Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Ai có quyền ký chứng từ kế toán chi tiền? Ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền có bị phạt hay không?

Thứ tư - 29/11/2023 04:16
Ai có quyền ký chứng từ kế toán chi tiền trong đơn vị kế toán? Ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền có bị phạt hay không? Chánh thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền phạt tiền kế toán viên ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền?

Ai có quyền ký chứng từ kế toán chi tiền trong đơn vị kế toán?

Theo Điều 19 Luật Kế toán 2015 quy định về ký chứng từ kế toán như sau:

Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

Theo đó, chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện.

Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
 

 

Chứng từ kế toán chi tiền (Hình từ Internet)

Ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền, kế toán viên có bị phạt hay không?

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
...

Theo đó, ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền, người ký có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Chánh thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền phạt tiền kế toán viên ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền?

Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 70, Điều 71 của Nghị định này.
...

Đồng thời theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...

Theo đó, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán.

Đây là thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

Đối chiếu với mức phạt tiền đồi với kế toán viên ký chứng từ kế toán chi tiền không đúng thẩm quyền, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với kế toán viên này khi được giao nhiệm vụ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây